HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CỦA TRẺ MẦM NON

Thứ hai - 25/12/2023 09:50
      Hoạt động vui chơi ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. Tham gia hoạt động trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng xung quanh vừa gần gũi vừa phong phú, đa dạng, trẻ được hít thở bầu không khí trong lành, tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi, khám phá thỏa mãn trí tò mò của trẻ cũng như giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực. Chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa mãn thực hiện các vận động giải phóng năng lượng. Không gian chơi ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phòng không thể đáp ứng được.
ảnh 1
ẢNH 1
      Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
      Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa các dân tộc để tạo cơ hội tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học của trẻ vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Ảnh 2
ẢNH 2
      Luôn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập - thử nghiệm với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng riêng của mình.
Ảnh 3
Ảnh3 
     Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non; tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục để trẻ được hoạt động nhiều ở trường.
 
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Nguyễn Thị Hương

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay619
  • Tháng hiện tại13,159
  • Tổng lượt truy cập616,460
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính