HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON

Thứ sáu - 16/12/2022 09:04
     Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
     Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Ảnh 1
Hình ảnh 1: Trẻ nếm vị quả cam
    Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Ảnh 2
Hình ảnh 2: Trẻ chơi trò chơi nấu ăn
    Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
Ảnh 3
Hình ảnh 3: Trẻ chơi đóng vai bác sĩ
    Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại các trường mầm non trong tỉnh, các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…
Ảnh 4
Hình ảnh 4: Trẻ chăm sóc cây xanh
    Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như:
     + Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.
     + Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi trường là cuộc sống thực của trẻ.
     + Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.
     + Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.
     + Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.
     + Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ. Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.
Ảnh 5
Hình ảnh 5: Trẻ chơi trò chơi Vòng quay chữ cái.
     Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó.
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Nguyễn Thị Vui

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,057
  • Tháng hiện tại13,597
  • Tổng lượt truy cập616,898
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính