Trong các hoạt động tại trường mầm non thì hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình học mầm non đặc biệt đối với các bé lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngôn ngữ nói. Học toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Và hoạt động làm quen với toán được các cô dạy theo chương trình học hàng ngày trên lớp là không thể thiếu.
Ngoài hình thức cho trẻ làm quen với toán qua hoạt động học có chủ đích, thì có nhiều hình thức để các bé làm quen với toán, như cô tạo cơ hội hứng thú cho trẻ qua các hoạt động mọi lúc để trẻ đếm, nhận biết số lượng, hình khối từ đó nâng cao khả năng nhận thức làm quen với toán của trẻ ( Hình 3,4)
Dạy trẻ mầm non học toán thực chất là việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học sơ đẳng, hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức giúp trẻ học tốt ở những cấp học sau này. Phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới đồng thời biết cách vận dụng linh hoạt trong cuộc sống.