Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non nói chung và nhà trẻ nói riêng là một việc rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn và việc rèn luyện những thói quen vệ sinh cho trẻ nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình…muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn.
Để có thể hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt thì yêu cầu giáo viên phải nắm được nội dung cần rèn luyện cho trẻ. Những thói quen tưởng chừng rất đơn giản nhưng là cả quá trình cố gắng của cả cô và trẻ nhằm giúp trẻ có thể: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện.
* Dạy trẻ rửa tay thường xuyên
Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa đúng cách theo các bước của Bộ Y tế, và rửa tay thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, giữ gìn sức khỏe. Thói quen rửa tay sẽ giúp trẻ không bị lây nhiễm mầm bệnh, đặc biệt khi mà trẻ thường có thói quen dùng tay để bốc thức ăn và hầu như chưa có ý thức rửa tay trước khi ăn.
Để tạo cho trẻ thói quen rửa tay, trước tiên người lớn cần giúp trẻ hiểu được khi nào cần rửa tay:
+ Khi ăn: Dạy trẻ rửa tay.
Ảnh1 ,2
* Dạy trẻ rửa mặt khi mặt bẩn, trước và sau khi ăn
Ngoài việc rửa tay thường xuyên và đúng cách, trẻ nhà trẻ cần phải biết vệ sinh lau mặt. Việc lau mặt được giáo viên hướng dẫn trẻ tại lớp từ việc khi nào cần lau mặt, lau như thế nào cho sạch.
Đầu tiên trẻ cần hiểu: khi nào cần phải lau rửa mặt: đó là khi mặt bị bẩn, trước và sau khi ăn xong. Khi lau mặt, các thao tác cần phải nhẹ nhàng, đúng cách và quan trọng hơn là làm sao để da mặt trẻ sạch sẽ và khi lau không tiếp xúc lại với phần khăn bẩn. Điều này là nguyên tắc giúp cô giáo và bố mẹ sẽ lưu ý nhắc nhở, hướng dẫn trẻ trong quá trình trẻ thực hành lau mặt..
Ảnh 3,4
Nhờ làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nha cho trẻ ở trên lớp, và tuyên truyền với phụ huynh đã tác động đến nhận thức của các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần hình thành các kĩ năng thực hiện thao tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ.
Thấy được sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, trẻ đã có thói quen gữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi vệ sinh.
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đó chính là vệ sinh cơ thể. Đây không chỉ là cách giúp bé tự vệ sinh, giúp cơ thể sạch sẽ thơm tho mà còn hạn chế bệnh tật lây lan qua tiếp xúc.