Văn học là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mẫu giáo với các tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ.
Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, các em yêu thơ, thích thơ và có nhu cầu đọc thơ. Hoạt động dậy trẻ đọc thơ nó góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển vốn từ cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, ngay từ đầu năm học tôi quan tâm và đầu tư cho hoạt động “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” đặc biệt là “thơ”. Nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc.
Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động, gợi cho trẻ ấn tượng về bài thơ bằng nhiều cách như: chơi trò chơi, hát, giải đố…
Cô đọc bài thơ diễn cảm, nghệ thuật cho trẻ nghe để gợi cảm xúc thẩm mĩ, giúp trẻ ghi nhớ bài thơ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm.
Cô tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tập thể, nhóm, cá nhân.
Việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm trong hoạt động làm quen với văn học, không những giúp cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc sau này dễ dàng hơn mà còn giúp trẻ tự tin giao tiếp với mọi người và tham gia tích cực các hoạt động khác một cách nhanh nhạy và ngôn ngữ diễn đạt tốt hơn.