GIẢI PHÁP CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI

Thứ năm - 18/05/2023 16:29
Ảnh 3
Ảnh 3
Như Bác Hồ đã nói:  
                               “Trẻ em như búp trên cành
               Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
      Con người dù lớn hay nhỏ, muốn sinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Vì vậy giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nếu làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách.
     Như chúng ta đã biết việc hướng dẫn và dạy  cho trẻ ở lứa tuổi (24-36 tháng) làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói, nói chung và ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trọng và cần thiết nhất vì ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ còn non nớt và vụng về trẻ cần chăm sóc về mọi mặt cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhất là trong giai đoạn trẻ đang còn tập nói, nói chưa đủ câu chưa rõ ràng khả năng nói tiếng phổ thông của trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cô giáo có một vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra được những nội dung phương pháp và hình thức, biện pháp dạy đổi mới để kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ vào tiết học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, góp phần phát
triển tính chủ động, tích cực của trẻ. Khi làm một người giáo viên mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế  trước hết phải yêu trẻ tâm huyết và trách nhiệm với nghề mình đã chọn.
ảnh 1
    Để trẻ có thể nói một cách rõ ràng mạch lạc đủ câu và có thể nói được tiếng phổ thông một cách chính xác hơn phải cho trẻ  làm quen thêm về một số bộ môn khác ở lứa tuổi nhà trẻ trong đó có bộ môn Nhận biết tập nói là bộ môn điển hình: Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Trẻ phát âm chuẩn được các vốn từ về các hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ.
Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy tưởng tượng mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy  qua các giờ hoạt động như giờ học, giờ chơi và trẻ được tiếp xúc trực tiếp với những sự vật hiện tượng.
     Thông qua các hình thức đó sẽ giúp trẻ tiếp cận gần hơn với bộ môn nhận biết tập nói để trẻ hiểu và hòa mình vào các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Bản thân tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của môn nhận biết tập nói nên tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra phương pháp, hình thức, biện pháp tổ chức sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển tư duy và vốn hiểu biết của trẻ. Tôi luôn suy nghĩ phải làm gì? làm như thế nào để nâng cao nghệ thuật giảng dạy giúp trẻ hứng thú học tập, tiếp thu môn học nhẹ nhàng, sâu sắc.
     Sau quá trình tìm tòi, với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa những giải pháp mới đó là:
* Giải pháp: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động
     Trẻ bước vào đầu tiên của năm học của độ tuổi nhà trẻ tạm thời xa gia đình (Những người thân bên trẻ) đến với vòng tay của cô giáo với các bạn cùng lứa tuổi đầy bỡ ngỡ, trẻ còn quấy khóc do đó rất cần tình thương của cô giáo nhờ đó mà trẻ có thể quen vơi môi trường mới, giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh để có biện pháp chủ đạo nhằm bồi dưỡng kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động học và làm quen với các môn học ở độ tuổi nhà trẻ nhất là môn cho trẻ nhận biết tập nói.
      Với trẻ mần non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng nhận thức và phát âm đúng từ ngữ là điều khó khăn vì bản thân trẻ còn nói ngọng, chưa chuẩn cô là người củng cố uốn nắn trẻ nói từng câu, từng từ, trẻ nói đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để trẻ phát triển được ngôn ngữ cũng như tư duy một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà trẻ có nhiều cơ hội để quan sát, được thỏa mãn trí tò mò, lòng ham muốn khám phá thể giới thông qua các giờ trẻ được  hoạt động với đồ vật là chủ đạo trong suốt quá trình ở mầm non.          Tôi luôn suy nghĩ để tạo ra ở quanh trẻ một môi trường nhiều hình ảnh bắt mắt ở các góc chơi của trẻ (Ví dụ: trang trí lớp phù hợp với từng chủ đề) đối với bộ môn nhận biết tập nói tôi tận dụng hầu hết các không gian trong các góc chơi  bởi trẻ hoàn toàn có thể lĩnh hội kiến thức các bộ môn thông qua các hoạt động khác tại các góc hoạt động, trang trí sao cho phù hợp bắt mắt thu hút được trẻ nhất là khi thấy được các hình ảnh trong lớp qua đó trẻ được phát triển thêm ngôn ngữ ở mọi lúc mọi nơi.
Ảnh 2
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Lò Thị Yến

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,010
  • Tháng hiện tại13,550
  • Tổng lượt truy cập616,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính