HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẦM NON

Thứ hai - 20/05/2024 05:33
4
4
     Trò chơi dân gian thiếu nhi với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Trò chơi dân gian đã gắn liện với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
    Ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. Cho nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 1 cách có hiệu quả nhất.
    * Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
     Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên đã lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ đối với trẻ. Với trẻ mẫu giáo  khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo, cần thực hiện đầy đủ các tiêu chí:
    Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
    Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
    Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kĩ năng cho trẻ.
    Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
    Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
    Từ những tiêu chí trên, giáo viên đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ: Thả đỉa ba ba, ô ăn quan, chuyền thẻ, lộn cầu vồng, chốn tìm, đếm sao, kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, chồng đống chồng đe, trồng nụ trồng hoa, vuốt hột hổ, cướp cờ...
    Với mỗi trò chơi tôi thường nghiên cứa số lượng người chơi, địa điểm chơi, cách chơi, luật chơi để tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
    * Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”:
    Số lượng người chơi: Từ 7-10 người chơi hoặc có thể chơi tập thể lớp.
    Địa điểm chơi: Ngoài sân rộng.
    Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay giơ lên cao rồi hát:
    Mèo đuổi chuột
    Mời bạn lại đây
   Tay nắm chặt tay
   Đứng thành vòng rộng
   Chuột luồn lỗ hổng
   Mèo chạy theo sau
   Chuột cố chạy mau
   Trốn đâu cho thoát
   Thế rồi chú chuột
   Lại hóa vai mèo
   Co cẳng chạy theo
   Bỗng mèo hóa chuột.
    Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo chạy đuổi theo sau. Tuy nhiên mèo phải chạy vào đúng lỗ chuột đã chạy.
Luật chơi: Nếu mèo không chạy đúng lỗ để bắt chuột thì mèo sẽ bị thua. Nếu chuột bị mèo bắt thì chuột cũng bị thua.
5
              Hình ảnh minh họa trò chơi: “Mèo đuổi chuột”.
    Trò chơi mèo đuổi chuột giúp trẻ phát triển thể lực và khả năng nhanh nhẹn  khéo léo cho trẻ. Giúp trẻ có kĩ năng di chuyển phán đoán và bắt đúng “mục tiêu”, giúp trẻ phát huy tính chủ động và mạnh dạn trong khi chơi.
    Mỗi một hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất  của từng hoạt động.
     Trò chơi "Nu na nu nống"…hình ảnh
   Đặc điểm nổi bật của các trò chơi dân gian là không quy định số người chơi, càng nhiều người chơi càng tốt. Vì vậy, giáo viên  luôn khuyến khích, động viên  tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ phần nào cũng đã giúp trẻ thoả mãn nhu cầu được vui chơi với hiện trạng xã hội hiện nay còn thiếu nhiều khu vui chơi cho trẻ, giúp bồi dưỡng và bảo tồn được di sản văn hoá của dân tộc.
6
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Lò Thị Hồng

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay542
  • Tháng hiện tại3,101
  • Tổng lượt truy cập606,402
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính