Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 – 4 tuổi lớp MGG Huổi Hoa

Thứ hai - 21/10/2024 10:04
      Ngay từ những ngày đầu năm học trẻ lớp mẫu giáo ghép đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản thân, chưa có ý thức vệ sinh cá nhân và đặc biệt là khả năng tự giác của trẻ còn hạn chế vì vậy việc lựa chọn kỹ năng tự phục vụ phù hợp với độ tuổi của trẻ là rất quan trọng. Để việc rèn luyện kỹ năng có hiệu quả trong thời gian đầu khi trẻ đã dần quen với cô, với bạn, làm quen với môi trường lớp học, cô bắt đầu tiến hành rèn cho trẻ thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản. Như hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, trẻ chơi và cất đồ chơi gọn gàng đúng góc chơi, tự thay dép và đeo dép đi ở lớp, tự tháo cất ba lô vào tủ cá nhân, từ những việc làm đó được thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày dần trở thành kỹ năng thói quen tốt của trẻ như:
     + Trẻ tự lấy, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
ảnh 1

       Hình ảnh trẻ cất giày, dép đúng nơi quy định tại lớp 3-4 Tuổi
       Khi trẻ khi đến lớp còn không muốn tự cất dép còn ỉ lại vào bố mẹ hoặc vứt dép lung tung, khi trẻ không để dép vào đúng nơi quy định cô hỏi trẻ? Con thấy các bạn để dép ở đâu? Con thấy bạn làm có giỏi không? Con tự làm giống bạn nhé? Cô bắt đầu hướng dẫn trẻ tự để dép lên giá “Con sẽ cởi dép ra con cầm dép bằng một tay và con xếp gọn gàng lên giá nhé”. Khi trẻ tự làm những công việc tự phục vụ cho bản thân trẻ cô luôn động viên, khen gợi trẻ kịp thời đồng thời tôi cho trẻ thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày những kỹ năng đó để hình thành thói quen tốt cho trẻ. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen tự phục bản thân ở lớp, ở trường cũng như ở gia đình mà không chờ đợi sự giúp đỡ của mọi ngườ.
       + Trẻ biết tự phục vụ trong giờ ăn, giờ ngủ.
       Trước khi ăn cô thường xuyên hướng dẫn trẻ kê bàn cùng cô, trẻ tự bê ghế ngồi vào bàn theo lớp của trẻ khi trẻ ổn định chỗ ngồi cô giới thiệu các món ăn (tên món ăn, thành phần chính, lợi ích dinh dưỡng…) cho trẻ nhận biết, đồng thời kích thích cho trẻ về sự hấp dẫn của món ăn để trẻ tự xúc cơm ăn. Cô còn nhắc các con khi ăn không nói chuyện riêng, biết ngồi ngay ngắn, ngồi sát vào bàn để không làm đổ bát cơm, khi ăn xong trẻ biết để bát, thìa vào đúng rổ quy định, tự bê ghế cất vào nơi quy định.
       Hình ảnh trẻ ăn trưa tại lớp 3-4 Tuổi Huổi Hoa ảnh 2

       Trong giờ chuẩn bị ngủ: Cô hướng dẫn trẻ trải chiếu, lấy chăn cùng cô, trẻ tự lấy gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu, khi ngủ dậy tập cho trẻ thói quen cất gối, chăn, chiếu vào đúng nơi quy định. Từ đó giáo dục trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân mình mà không chờ đợi sự giúp đỡ của người lớn hay mọi người xung quanh trẻ, trẻ thực hiện thường xuyên những công việc vừa sức với trẻ dần hình thành thói quen tốt cho trẻ. 
      Hình ảnh trẻ ngủ trưa tại lớp 3 - 4  Tuổi Huổi Hoa 
ảnh 3
 ảnh 4
     + Cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
      Ban đầu trẻ chưa có kỹ năng cấn dọn đồ dùng đúng nơi quy định mà khi trẻ chơi xong thường bỏ đồ chơi bừa bãi, lung tung, cô dần hình thành cho trẻ có thói quen sau khi chơi xong phải nhặt, cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. Sau một thời gian khi chơi xong cô chỉ cần nói “Cất đồ chơi” là trẻ tự giác cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Từ đó trẻ hình thành cho thói quen cất đồ đúng nơi quy định gọn gàng ngăn nắp và khi thấy đồ chơi để không đúng nơi quy định, trẻ biết tự động cất vào đúng nơi quy định, Tôi động viên trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy mình đã lớn, để hình thành thói quen hằng ngày cho trẻ.
       Hình ảnh trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định tại lớp 3- 4 tuổi Huổi Hoa 
ảnh 5

      - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh:
      + Trẻ biết tự rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn cơm.
      Thời gian đầu năm cô rửa tay, rửa mặt cho trẻ vừa rửa cô vừa hướng dẫn trẻ từng bước rửa tay, rửa mặt như thế nào. Khi trẻ đã quen cô và các bạn quen với môi trường nhóm lớp cô hướng dẫn trẻ nơi rửa tay, rửa mặt, nơi để xà phòng vừa tầm tay của trẻ và cô vừa làm mẫu kết hợp hướng dẫn phân tích cách làm các kỹ năng cần thiết như quy trình rửa tay bằng xà phòng có 6 bước rửa tay và quy trình rửa mặt, cô cho trẻ thường xuyên được thực hành các kỹ năng đó hăng ngày
       Hình ảnh trẻ tự phục vụ vệ sinh cá nhân tại lớp 3- 4 tuổi Huổi Hoa 
ảnh 6
 ảnh 7
       Phần lớn trẻ thực hiện được các hoạt động: cất đồ dùng đúng nơi qui định, tự rửa tay bằng xà phòng, biết tự cởi giầy dép cất vào nơi qui định, biết nhặt rác bỏ vào thùng, biết cất dọn đồ chơi…
      Việc để con có tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ của các bậc phụ huynh không chỉ giúp trẻ em tự tin, chủ động, thể hiện năng lực tiềm ẩn bên trong con người của bản thân trẻ. Đồng thời xây dựng cho trẻ một môi trường giáo dục tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ cũng như tính tự lập của trẻ một cách hiệu quả nhất. Qua đó trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai.
      Cha mẹ luôn cảm thấy vui vẻ với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, luôn đồng hành cùng cô giáo, chia sẻ những khó khăn cùng với cô giáo, thường xuyên cung cấp nguyên vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi, ủng hộ cây hoa, cây cảnh,…, để cho môi trường trong và ngoài lớp luôn sạch đẹp, phong phú và đa dạng. Đẩy mạnh công tác phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Nguyễn Thị Hòa

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay87
  • Tháng hiện tại823
  • Tổng lượt truy cập623,969
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính