HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ hai - 23/12/2024 14:40
      Phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt của ngành Giáo dục huyện nói chung và của trường mầm non Keo Lôm nói riêng luôn được Ban Giám Hiệu nhà trường  trú trọng và quan tâm. Cứ hai năm một lần nhà trường lại tổ chức để các cô giáo được tập trung về trung tâm trường tham gia dự cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Tôi cũng là một giáo viên đã nhiều lần tham dự cuộc thi và đạt giải “Giáo viên dạy giỏi cấp trường”. Năm học này tôi cũng muốn đem những tâm huyết và sáng tạo của mình để phục nhà trường qua bài thuyết trình.
     1. Tên biện pháp: Biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm trường mầm non Keo Lôm
     2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
     Ngày bắt đầu áp dụng biện pháp: Tháng 9/2023
     3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
     4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm (Nêu rõ tên biện pháp, tình trạng và nhược điểm, hạn chế của biện pháp cũ):
     4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm:
       Môi trường có tác động rất lớn đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với thông điệp “Môi trường thân thiện là tương lai của trẻ mai sau”. Tôi nhận thức được việc xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện là một hoạt động vô cùng cần thiết. Biến môi trường thiên nhiên thành một sân chơi bổ ích với trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
       Bê tông hoá những năm gần đây được đẩy mạnh phát triển trên nhiều hình thức những ngôi nhà gỗ và hàng rào truyền thống bằng cây xanh đã thay bằng nhà ở, hàng rào, lối đi bằng bê tông. Nó đồng nghĩa với môi trường sẽ giảm bớt các yếu tố thiên nhiên, xanh và thân thiện. Các hoạt động trải nghiệm môi trường thiên nhiên cho trẻ chỉ quẩn quanh một số nội dung như quan sát một số cây cối, cảnh vật, hiện tượng có sẵn, một số trò chơi vận động đơn giản… lặp đi lặp lại khiến trẻ bị nhàm chán, mất hứng thú.
        Ngay cả cá nhân tôi, trước kia tôi chưa chú trọng, linh hoạt trong việc tạo môi trường, tôi chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của 3 yếu tố xanh, an toàn, thân thiện.
Tôi luôn dập khuôn máy móc sử dụng những hình ảnh những tờ tranh đi mua, in để về trang trí lớp. Chưa biết tạo không gian mở để trang trí sao cho phù hợp với biểu cảnh của lớp mình. Các góc chơi trong lớp thường nghèo nàn không có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên dẫn đến trẻ không hứng thú với môi trường lớp học.
         Bên cạnh đó học sinh lớp tôi đa phần là người dân tộc thiểu số nên các con còn rụt rè và chưa chủ động tham gia các hoạt động. Một số học sinh bị cuốn hút bởi các phương tiện hiện đại như ti vi, điện thoại, nên không cảm thấy thích thú với những hoạt động khác.
Nhiều phụ huynh chưa ý thức hết tầm quan trọng của môi trường. Phụ huynh lo lắng, sợ con gặp phải nguy hiểm, sợ con bị nắng, mưa, gió ảnh hưởng đến sức khỏe nên không thích cho trẻ ra hoạt động bên ngoài với thiên nhiên.
        Để từng bước nâng cao chất lượng tạo cảnh quan xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại lớp tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ như sau:
       * Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp vào tháng 09/2023:
 
 
STT
 
 
Hoạt động
Kết quả đạt được
Số trẻ khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ chưa đạt Tỷ lệ %
1 Vui chơi, tìm tòi khám phá.       17 10/17 58.8 7/17 41.1
2 Sáng tạo, hợp tác. 17 7/17 41.1   10/17 58.8
3 Trò chuyện, chia sẻ ý tưởng. 17 10/17 58.8   7/17 41.1
4 Trẻ hứng thú hoạt động với môi trường trong và ngoài lớp. 17    9/17 52.9   11/17 64.7
5 Trẻ hứng thú hoạt động với môi trường khác. 17    9/17 52.9   11/17 64.7
 
         Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy trẻ lớp mình chưa hứng thú hoạt động với môi trường trong và ngoài lớp học. Kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, hợp tác tìm tòi khám phá còn nhiều hạn chế. Qua đó tôi hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương tại lớp tôi là vô cùng cần thiết.
          5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
           Việc xây dựng môi trường xanh an toàn thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Nhằm đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với các hoạt động ở trường, thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động một cách hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu và các tố chất cần có để phát triển một cách toàn diện.
           Bản thân tôi hiểu được tầm quan trọng của việc tạo cảnh quan, xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp mình để trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê của trẻ trong một môi trường xanh, thân thiện và hạnh phúc tôi mạnh dạn đưa ra:
          “Biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm trường mầm non Keo Lôm”.
Ảnh 2
           6. Mục đích của biện pháp:
          Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, từ đó đem đến những biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống, song bên cạnh đó máy móc điện tử chiếm phần lớn thời gian của chúng ta, hoạt động của trẻ chủ yếu chỉ gói gọn trong 4 bức tường với máy tính, ipad. Đồng thời sự thiếu vắng của môi trường thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ cả về trí tuệ, thể chất, tình cảm, kỹ năng sống. Mục đích  tôi đưa ra biện pháp mới nhằm khắc phục được những nhược điểm hạn chế của giải pháp cũ mà tôi đã thực hiện trước kia.
          Thông qua thực hiện biện pháp giúp tôi có thêm kiến thức, hiểu biết về việc tạo cảnh quan, xây dựng môi trường giáo dục. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, tích cực sáng tạo, có kế hoạch rõ ràng trong thực hiện công việc.
          Việc xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với địa phương là một việc làm quan trọng nhằm đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục giúp trẻ phát huy tính tích cực khả năng riêng của mỗi đứa trẻ.
          Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và khám phá nhiều sự vật, hiện tượng từ thiên nhiên tươi đẹp, học cách trao đổi, chia sẻ cùng các bạn, cách tự bảo vệ bản thân. 
          Với việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu tự nhiên đa dạng và phong phú, đó là những không gian tối ưu cho trẻ vui chơi và học tập giúp trẻ phát triển về các mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.
          7. Nội dung:
         Từ vốn kiến thức đã học thông qua các buổi trao đổi bồi dưỡng chuyên đề về cách tạo môi trường và học hỏi đồng nghiệp, ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm ở trên cách phương tiện thông tin dựa vào đó giúp tôi lên kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất mà biện pháp tôi đã lựa chọn.
         7.1 Nội dung của biện pháp:
         *Thứ nhất: Bồi dưỡng chuyên môn về khả năng sáng tạo cảnh quan, xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với địa phương.
          Với các buổi chuyên đề xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện, tôi cũng đã được ban chuyên môn nhà trường lựa chọn cùng lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch và thiết kế tạo môi trường trong và ngoài lớp sao cho đảm bảo đủ 3 yếu tố xanh, an toàn, thân thiện. Được trực tiếp trao đổi thực hành xem cách các đồng nghiệp xây dựng và thiết kế môi trường đã giúp cho tôi học hỏi được rất nhiều.
          Qua những buổi chuyên đề như vậy chúng tôi tìm ra những biện pháp tối ưu nhất, và luôn hỗ trợ nhau để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Người khéo tay làm đồ dùng, người giỏi công nghệ thông tin làm máy móc, phân tích từng yếu tố xanh, an toàn, thân thiện để cùng nhau tạo ra một môi trường giáo dục an toàn và hạnh phúc. Đơn giản chỉ là việc giáo viên giao tiếp với học sinh như thế nào, cách dạy trẻ giao tiếp trao đổi với nhau ra sao. Hay cách đưa yếu tố xanh vào môi trường trong và ngoài lớp, việc đảm bảo an toàn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ mọi lúc mọi nơi đều được thảo luận, bàn bạc cùng hỗ trợ để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
           Nhờ thực hiện tốt các nội dung trên, các buổi tập huấn chuyên đề xây dựng môi trường thực sự trở thành những buổi sinh hoạt chuyên môn quý giá. Từ đó nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường đặc biệt là công tác xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện.
          * Thứ hai: Đổi mới môi trường trong lớp học, đưa thiên nhiên vào các góc chơi, tạo không gian xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương.
          Tôi sắp xếp lại các góc chơi khoa học, hợp lý hơn. Giảm bớt các mảng tường trang trí vì không có tác dụng cho trẻ hoạt động. Để một số mảng tường trống để học sinh có thể thư giãn thị lực. Một số mảng tường dùng để trưng bày sản phẩm và treo các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ hoạt động, bố trí các trò chơi trẻ có thể chơi được.
Ở góc toán, tôi lựa chọn các loại mếch với màu sắc đa dạng để làm những bông hoa, quả dâu tây, con cá, các hình tam giác... sử dụng giấy bóng kính tạo thành những giá nhỏ có gắn số, để trẻ có thể để các hình đủ số lượng theo yêu cầu.
          Trong góc xây dựng tận dụng các tấm bìa catton tôi đã trang trí theo hướng mở, với những hình ảnh sinh động, các nguyên vật liệu đa dạng phong phú tạoCho trẻ cảm hứng thiết kế theo ý tưởng của trẻ.
          Đối với góc âm nhạc tôi tận dụng những tấm bìa catton, trẻ để làm các dụng cụ âm nhạc vừa thẩm mỹ lại thân thiện với môi trường. Trẻ rất hứng thú khi chơi và sử dụng các dụng cụ âm nhạc đó.
          VD: Khi trẻ chơi  nấu ăn, gia đình ở góc phân vai tôi chuẩn bị cho trẻ đồ dùng, nguyên vật liệu để trẻ làm một số món ăn thật đơn giản như bột mì có màu sắc để trẻ làm các loại bánh: bánh rán, bánh quẩy… với những hình dáng rất đa dạng theo trí tưởng tưởng của trẻ
          Hoặc từ những chiếc lá rong, trẻ được trải nghiệm gói bánh trưng cùng cô, các con được tự tay lau lá, chuẩn bị nguyên liêu, gói bánh, luộc bánh, trẻ còn được nếm và nói lên cảm nhận của mình về vị của bánh....Thông qua hoạt động trải nghiệm này trẻ lớp tôi vô cùng thích
         Ngoài ra tôi còn đưa cây xanh vào tất cả các góc lớp, các mảng tường. Tôi đã lựa chọn  các loại cây như củ khoai lang, hành tây, hành lá… để trẻ chăm sóc cùng và trẻ có thể quan sát sự thay đổi hàng ngày.
         Tất cả không gian, môi trường đều tạo điều kiện tối đa cho trẻ hoạt động, trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của trẻ.
       *Thứ ba: Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học, tạo không gian cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo, thân thiện và an toàn.
        Không chỉ trong lớp, khi ra ngoài trời hoạt động, trẻ cần có thật nhiều không gian để trải nghiệm sẽ góp phần xây dựng môi trường.
        Tận dụng các khoảng hành lang cạnh và trước lớp học tạo thành không gian cho trẻ hoạt động.
        VD: Với khoảng hành lang cạnh lớp là góc bán hàng của lớp học, phía trước tôi bố trí góc vận động và sáng tạo là nơi để các con trải nghiệm và khám phá.        
         Khu trong sân trường tôi đã tận dụng làm góc thư viện cho bé. Để thu hút sự hứng thú đối với trẻ tôi đã trang trí, lựa chọn các loại sách truyện khác nhau với nhiều tranh ảnh đủ màu sắc để thu hút trẻ. Ngoài ra tôi đã tận dụng những giấy bóng kính tạo lên những mảng tường trắng để các con dùng bút màu vẽ lại lên đó những câu chuyện mà trẻ được nghe cô giáo kể, hay những nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ tự sáng tạo ra. Nó cũng là nơi để cha mẹ sau các buổi đưa đón con đến trường cùng con trải nghiệm. Thông qua cách làm của tôi trẻ rất hứng thu và tham gia nhiệt tình khi được cô giáo cho trải nghiệm tại góc thư viện bên ngoài.    
        Ngoài ra với gian hàng chợ quê  ở góc địa phương tôi đã chuẩn bị đa dạng các thực phẩm như: Ngô, gạo, bí…Hay những vật dụng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân địa phương như; Nơm, vó, giỏ…
       Thông qua góc địa phương ngoài việc củng cố cho trẻ về tên gọi, lợi ích,..của sản phẩm nó còn giúp trẻ thể hiện được các vai chơi thông qua trò chơi bán hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu thích được làm người lớn của trẻ.
       Để góc chợ quê luôn được đẹp và gọn gàng tôi đã đưa ra các nội quy riêng khi tham ra chơi ở góc này như lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh chung, đoàn kết và chia sẻ. Từ đó rèn ý thức và tính kỷ luật cao cho trẻ .
       Với vườn rau xanh của nhà trường tôi thường xuyên cho trẻ ra tham quan, trải nghiệm tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu qua các việc làm cụ thể đó giúp trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
       * Thứ tư: Bổ sung nguồn nguyên vật liệu đa dạng, xây dựng môi trường giáo dục đầy tính trải nghiệm, thân thiện, phù hợp với bối cảnh địa phương.
        Như chúng ta đã biết nguồn nguyên liệu phong phú sẽ là nguồn cảm hứng cho trẻ, thu hút trẻ tham gia hoạt động. Đặc biệt là góp phần tạo lên môi trường xanh, an toàn, thân thiện. Chính vì thế muốn có nguyên liệu phong phú buộc giáo viên  phải tìm tòi tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, theo mùa để cho trẻ trải nghiệm.
        Ngoài ra tôi cùng trẻ ép lá, hoa khô, các loại cỏ có trong sân trường. Tôi cũng chuẩn bị các học liệu phong phú để trẻ có thể chơi như vẽ trên cát, in chữ trên cát…Với sỏi trẻ có thể xếp hình bông hoa, ngôi nhà, với nước trẻ có thể chơi, đong, đo và tìm hiểu về dòng chảy của nước...
        Bên cạnh các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, thì  nguồn nguyên vật liệu phế thải cũng được cô giáo kết hợp với phụ huynh và học sinh sưu tầm để tạo ra các sản phẩm tạo hình, vừa  không mất kinh phí lại có thể đáp ứng  đầy đủ các tiêu chí, rẻ, đẹp và tiết kiệm.
VD: Với những vỏ hộp sữa, nắp chai, lõi ngô, giấy bìa tôi đã tận dụng trong các giờ hoạt động trải nghiệm trẻ được cùng cô ghép thành các phương tiện giao thông hoặc làm các con vật hay những chiếc vòng đủ màu sắc…Tùy thuộc vào chủ đề học của trẻ.
       Ngoài ra tôi bổ sung các nguồn nguyên vật liệu mang tính chất truyền thống như: bột nặn tò he, để trẻ tự tay nặn ra các con vật, bông hoa…mà trẻ yêu thích, hay từ đất sét  trẻ tạo ra các sản phẩm đồ dùng trong gia đình như: Bộ ấm chén, lọ hoa với những hoạt động  này trẻ được tiếp cận với loại hình nghệ thuật nặn tò he và trải nghiệm là những bác thợ gốm bát tràng.
       Việc sưu tầm các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, phù hợp theo mùa và địa phương mình. Tạo nên môi trường giáo dục xanh, an toàn, thân thiện cho trẻ khi vui chơi và trải nghiệm.
       *Kết quả khi thực hiện biện pháp:
       Với các hình thức trên, tôi đã thành công trong việc đưa thiên nhiên vào lớp học, thiên nhiên hiện diện ở khắp mọi nơi trong lớp, xung quanh trẻ, lúc nào trẻ cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Tôi nhận thấy sau khi áp dụng biện pháp 17 trẻ lớp tôi rất hứng thú tới lớp, thích khám phá những điều mới lạ chờ đón trẻ mỗi ngày.
Kết quả được thể hiện ở bảng so sánh trước và sau khi thực hiện biện pháp cụ thể như sau:
       * Bảng so sánh kết quả sau khi áp dụng biện pháp:
Nội dung Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp
Đạt Tỷ lệ % Không đạt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % Không đạt Tỷ lệ %
Vui chơi, tìm tòi khám phá. 10/17 58.8 7/17 41.1 17/17 100 0 0
Sáng tạo, hợp tác 7/17 41.1   10/17 58.8 15/17 88.2 2/17 11.7
Trò chuyện, chia sẻ ý tưởng 10/17 58.8   7/17 41.1 16/17 94.1 1/17 5.9
Trẻ hứng thú hoạt động với môi trường trong và ngoài lớp    9/17 52.9   11/17 64.7 17/17 100 0 0
Trẻ hứng thú hoạt động với môi trường khác.    9/17 52.9   11/17 64.7 16/17 94.1 1/17 5.9
 
        Có thể khẳng định rằng việc xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm trường mầm non Keo Lôm đã mang lại hiệu quả rất cao cụ thể như:
       *Đối với trẻ:
       Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần, được sống trong tình yêu thương, môi trường giáo dục xanh, an toàn, thân thiện.
       Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và khám phá nhiều sự vật, hiện tượng từ thiên nhiên tươi đẹp, học cách trao đổi, chia sẻ cùng các bạn, cách tự bảo vệ bản thân. Trẻ chủ động, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin từ đó hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
       * Với bản thân:
       Tôi đã làm tốt việc đưa môi trường thiên nhiên vào trong nhóm lớp. Việc thay đổi cách trang trí xây dựng môi trường nhóm lớp, tăng cường các nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, tăng cường thời gian các hoạt động ngoài trời, kích thích khơi gợi ở trẻ sự tò mò, lòng ham hiểu biết, trẻ được sống trong môi trường tràn ngập tình yêu thương.
        Thông qua biện pháp giúp tôi có thêm kiến thức, hiểu biết về việc tạo cảnh quan, xây dựng môi trường giáo dục xanh, an toàn và thân thiện phù hợp với địa phương. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, tích cực sáng tạo, có kế hoạch rõ ràng trong thực hiện công việc.
        *Với phụ huynh:
        Tích cực phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương và trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
   Hình thành ở phụ huynh niềm tin đối với cô giáo, đối với đội ngũ giáo viên của nhà trường.
         7.2. Phạm vi áp dụng biện pháp:
         Biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương tại lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Keo Lôm. Theo tôi biện pháp này có khả năng áp dụng với các lớp mẫu giáo trong trường Mầm non Keo Lôm, ngoài ra biện phát còn có thể áp dụng cho tất cả các lớp của các trường mầm non trong huyện Điện Biên đông. 
        7.3. Lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp:
       Với biện pháp này tôi đã tiết kiệm được rất nhiều kinh phí chi cho việc chuẩn bị nguyên liệu cho trẻ trải nghiệm, khám phá thông qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên theo mùa phù hợp với địa phương của lớp tôi đang giảng dạy.
       Qua quá trình áp dụng biện pháp tôi nhận được sự đánh giá cao từ ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Đặc biệt là trẻ rất hứng thú và ủng hộ nhiệt tình khi tham gia các hoạt động học và chơi với môi trường trong và ngoài lớp học mà tôi đã tạo ra.
       Tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bậc phụ huynh quyên góp, thu gom nguồn nguyên vật liêu sẵn có tại địa phương để tận dụng các nguồn từ thiên nhiên vào trong việc tạo môi trường cho trẻ từ đó đã tiết kiệm được rất nhiều kinh phí mà môi trường lại xanh, an toàn, thân thiện và hạnh phúc với trẻ. Từ việc đã tạo ra môi trường xanh sạch đẹp an toàn cho trẻ chất lượng của lớp tôi đã được nâng lên một cách rõ rệt, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo.   
      Trên đây là toàn bộ nội dung và những kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện “Biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường xanh, an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm trường mầm non Keo Lôm”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo và các đồng nghiệp.
       Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Ảnh 3
 
 
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Nguyễn Thị Hương

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay235
  • Tháng hiện tại5,814
  • Tổng lượt truy cập628,960
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính