Đón Tết cổ truyền cùng đồng bào Mông

Thứ năm - 26/12/2024 09:45
4
4
     Tết người Mông diễn ra sớm hơn, khác biệt với Tết của người Kinh và những đồng bào dân tộc khác. Không biết từ bao giờ, đồng bào Mông đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết, chỉ biết rằng Tết truyền thống hằng năm diễn ra trước thời điểm Tết Nguyên Đán và kéo dài trong một tháng. Trải qua bằng ấy thời gian, đây được coi là một trong những nét đẹp văn hoá riêng và vô cùng đặc sắc của người Mông. Cứ mỗi độ Xuân về, khi những cánh hoa đào, hoa mận nở khắp núi rừng Tây Bắc, khắp các bản làng rộn rã tiếng khèn thì cũng là lúc đồng bào Mông tưng bừng đón Tết cổ truyền.
    Tết sớm” của người Mông được biết đến như nét văn hóa tiêu biểu, là bản sắc riêng, độc đáo tại địa phương nơi đồng bào Mông sinh sống. Như tại Điện Biên Đông, Tết người Mông diễn ra sớm hơn, khác biệt với Tết của người Kinh và những đồng bào dân tộc khác. Chẳng biết từ bao giờ, những đồng bào dân tộc nơi này đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết, chỉ biết rằng Tết truyền thống hằng năm cứ diễn ra vào thời điểm cách Tết Nguyên Đán của cả nước đúng một tháng. Trải qua bằng ấy thời gian, đây được coi là một trong những nét đẹp văn hoá riêng và vô cùng đặc sắc của đồng bào Mông.
1 2
      Sau khi hoàn tất công việc đồng áng, họ nghỉ ngơi sau một năm lao động hăng say, vất vả để chuẩn bị sắm sửa, đón ngày Tết về. Người Mông sống chủ yếu bằng các hoạt động nông nghiệp, những công cụ dụng cụ sản xuất đối với họ vô cùng có ý nghĩa. Vì vậy, sau khi dừng các công việc, họ phong lại tất cả các công cụ sản xuất. Mỗi thứ lại được họ "phong" bằng những hình thức khác nhau, ví dụ các lò rèn phải làm lễ đóng lò, chiếc cối xay ngô thì phải được tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi làm lễ với gà, bánh ngô và rượu. Ăn mừng một năm cũ đã qua, bắt đầu một năm mới với đầy những hy vọng may mắn, an lành. Người Mông tổ chức lễ hội Gầu Tào - lễ hội cầu phúc truyền thống của người Mông. Người Mông quan niệm của người dân nơi dân để tạ ơn tổ tiên cho mùa màng bội thu, cho chăn nuôi thuận lợi, và đặc biệt cầu cho cháu con đầy đàn. Mang trong mình những nét văn hóa ngày Tết độc đáo, riêng biệt của người dân nơi đây, đây được coi lễ hội lớn nhất của người Mông trong năm.
     Trong những ngày đón Tết, người dân tộc Mông sẽ cùng nhau chơi Tết và khoác lên mình những bộ váy, áo đẹp nhất. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên sườn đồi ngút ngàn cùng những tiếng leng keng của đồng bạc trên người các chàng trai, cô gái đi chơi xuân.
3

Tác giả bài viết: Cô giáo Vàng Thị May

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay113
  • Tháng hiện tại15,973
  • Tổng lượt truy cập619,274
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính