Bạn đã biết rửa tay đúng cách để phòng dịch hiệu quả chưa?

Thứ hai - 17/01/2022 15:28

1. Tầm quan trọng của việc rửa tay trong phòng ngừa virus 

    Tay là một trong những bộ phận linh động nhất trên cơ thể con người. Mỗi ngày, con người dùng đôi bàn tay để lao động, cầm nắm đồ vật, ăn uống, vệ sinh cá nhân …. Do vậy, tay cũng chính là nơi có khả năng tiếp xúc cao nhất với những vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus. 
    CPVID 19 có khả năng lây lan mạnh mẽ từ người sang người. Các động tác ho, hắt hơi hay bắt tay của người bệnh khiến virus phát tán ra ngoài môi trường. Người lành tiếp xúc với người bệnh, chạm tay vào các bề mặt có chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng có nguy cơ cao bị lây nhiễm. 
      Do đó, rửa tay là bước không thể bỏ qua trong việc phòng ngừa virus lây lan trong cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng ngàn người.

2. Cần rửa tay khi nào?

Mọi người cần ghi nhớ rửa tay ở các thời điểm: 
  • Trước, trong và sau khi nấu ăn
  • Trước khi ăn
  • Trước và sau khi chữa vết thương
  • Trước và sau khi chăm sóc người ốm
  • Trước và sau khi tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus corona 
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi hắt xì, ho hoặc hắt xì hơi
  • Sau khi thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật
  • Sau khi chạm vào rác…                                                                                                                                                                                                                                 3. Phương pháp rửa tay đúng cách 

3.1. Rửa tay thường quy 

Theo bộ Y tế, rửa tay đúng cách là rửa tay với xà phòng, đúng quy trình, dưới vòi nước sạch đang chảy. Cụ thể các bước: 
  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
    Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.

3.2. Rửa tay bằng dung dịch nước rửa tay 

     Theo các chuyên gia y tế, rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch chỉ giúp làm giảm 60% vi khuẩn và mầm bệnh. Trong tình hình bệnh dịch như hiện nay, nhiều người tìm kiếm một giải pháp diệt khuẩn hiệu quả hơn.
     Bên cạnh đó, tính tiện lợi cũng là một ưu tiên hàng đầu. Khi ở những nơi không có xà phòng và nước sạch, nước rửa tay (dạng khô hay dung dịch) được dùng để thay thế. Chỉ cần mang một chai nhỏ bên người, chúng ta có thể sát khuẩn và làm sạch bàn tay mọi lúc khi cần.
Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là chọn được một loại dung dịch rửa tay vừa hiệu quả, vừa tiện lợi.
anh 1 anh 2
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Vũ Thị Loan

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay127
  • Tháng hiện tại15,987
  • Tổng lượt truy cập619,288
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính