HOẠT ĐỘNG GÓC Ở TRƯỜNG MẦM NON

Thứ ba - 20/02/2024 15:08
Ảnh 4
Ảnh 4
    Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé.
    Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội - phát triển thẩm mỹ - phát triển thể chất - phát tiển ngôn ngữ - phát triển nhận thức. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Là một giáo viên phụ trách lớp MG Lớn Trung Tâm trường MN Keo Lôm gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, vì vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động góc một cách có hiệu quả.
Ảnh 1
    Hoạt động góc trong trường mầm non được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ở môi trường sống gần giũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hôi loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc.
    Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.
    Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này. 
Ảnh 2 Ảnh 3
 
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Nguyễn Thị Hương

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay716
  • Tháng hiện tại12,456
  • Tổng lượt truy cập615,757
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính