Văn học là một phương tiện hiệu quả, mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Văn học không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích lũy nội dung ngôn ngữ (phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc...) và trẻ học tiếng Việt thấy được sự phong phú của tiếng Việt. Tác phẩm văn học thuộc loại truyện kể vốn là văn bản nghệ thuật, văn bản thẩm mĩ chứa đựng những nội dung tư tưởng, chủ đề nhất định được diễn đạt bằng ngôn ngữ cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật, trẻ sẽ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống.
Việc đọc sách thông thường chỉ dừng lại ở việc biết kiến thức. Đọc sách tương tác không chỉ dừng lại ở đó mà luôn hướng đến việc
trao đổi, thảo luận và quan trọng hơn là ứng dụng trong học tập, công việc và đời sống, mang đến những góc nhìn mới. Kỹ thuật đọc sách tương tác mang đến một nguồn cảm hứng bất tận cho người đọc, người nghe, giúp duy trì và mở mang kiến thức không ngừng, đồng thời lan truyền hiệu ứng chia sẻ cho những người xung quanh. Một số kỹ thuật cơ bản khi đọc sách/truyện tương tác với trẻ nhỏ nói chung và trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non nói riêng.
Khi đọc chuyện tương tác với trẻ tạo độ hứng thú cao cho trẻ và nảy sinh sự sáng tạo cho trẻ nên văn học là một phương tiện hiệu quả, mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.