Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Thứ tư - 20/01/2021 09:46
     Thực hiện kế hoạch số: 364/PGDĐT-CMMN ngày 20/5/2020 kế hoạch hướng dẫn tổng kết 5 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”;
     Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương nhà trường của giáo viên và trẻ. Qua 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” trường MN Keo Lôm đã đạt được một số kết quả như sau.
I. Công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
    a. Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề.
    Để triển khai thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã ban hành một số văn bản triển khai thực hiện tại trường như sau;
    Sau khi được tham gia tập huấn về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” tại phòng và cụm, nhà trường phối hợp với tổ trưởng chuyên môn tiến hành tập huấn cho tất cả giáo viên toàn trường cả lý thuyết và thực hành. Sau khi thực hiện chuyên đề tại trường xong nhà trường tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề những nội dung đạt được và nội dung chưa đạt. giáo viên xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Qua 5 năm thực hiện chuyên đề đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” trẻ đến trường hứng thú được thực hành trải nghiệm các hoạt động, trẻ có kỷ năng mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
    Tổ chức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nội dung chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” để phối hợp giáo dục trẻ đạt kết quả.

Tuyên truyên về nội dung chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” để phối hợp giáo dục trẻ đạt kết quả.
b. Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chuyên đề.
      Hàng năm vào đầu năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có nội dung kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, phân công nhiệm vụ cho HT- P. HT- TTCM tiến hành kiểm tra đánh giá.
     Xây dựng tiêu chí hàng tháng để đánh giá có hiệu quả.
     Hàng tháng tiến hành đến từng nhóm lớp để chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm lớp. Hàng tháng kiểm tra đánh giá nhà trường đã kịp thời biểu dương các giáo viên thực hiện tốt chuyên đề, đồng thời nhắc nhở phê bình giáo viên thực hiện chưa có hiệu quả.
Họp đánh giá các tiêu chí thi đua hàng tháng.

2. Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí.
     Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương về đầu tư xây dựng CSVC các phòng học, phòng chức năng, trong năm học 2019-2020 nhà trường đã phối kết hợp với phụ huynh làm tố công tác xã hội hóa giáo dục đóng góp hỗ trợ ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời phù hợp tạo điều kiện để cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm mọi nơi mọi lúc nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Tu sữa đồ chơi và xây dựng thêm các phòng học mới.

                     Hình ảnh tu sửa cở sở vật chất
3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
     Vào đầu tháng 9 hàng năm BGH nhà trường xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”;
     Tổ chức bồi dưỡng tập huấn lý thuyết cho giáo viên, giáo viên làm bài thu hoạch sau khi tập huấn.
    Xây dựng tiêu chí đánh giá môi trường trong lớp và ngoài lớp, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí.
     Phân công TTCM GV giỏi dạy thực hành chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”;

    Sau mỗi đợt tập huấn nhà trường tiến hành đánh giá kết quả đạt được rút ra được những nội dung chưa đạt và có kế hoạch bồi dưỡng tháng tiếp theo.
Nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng tháng cho trẻ thực hành các hoạt động trải nghiệm.

4. Tổ chức và tham gia tập huấn, hội thảo chuyên đề của trường và phòng.
     100/% CBGV tham gia đầy đủ các hội thảo các đợt tập huấn cho phòng tổ chức
     Nhà trường tổ chức tập huấn chuyên đề theo từng năm học và bố trí cho tất cả CBGV tham dự đầy đủ.
5. Tham gia cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non” do phòng GDĐT tổ chức.
      Nhà trường đã được chuyên môn phòng giáo dục chọn một số giáo viên đến học hỏi chuyên môn dự tiết dạy thí điểm chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mầm non Thị Trấn; Trường MN Noong U
6. Kết quả kiểm tra chuyên đề tại các đơn vị.
a, Số cán bộ, giáo viên, nhóm lớp tham gia thực hiện chuyên đề: 20 người.
b, Việc xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề.
    Mỗi năm học nhà trường chọn một lớp làm điểm về chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”; lớp đó được nhà trường đầu tư để xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp để các nhóm lớp khác áp dụng theo.
    Qua 5 năm thực hiện chuyên đề thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” môi trường trong các lớp được giáo viên thiết kế các góc mở để trẻ vui chơi trải nghiệm hàng ngày, môi trường ngoài lớp có nhiều đổi mới sáng tạo, trẻ thích được đến trường để được khám phá trải nghiệm.
Hình ảnh một số góc mở ở các lớp.
7. Kết quả thực hiện các tiêu chí kèm theo kế hoạch
     Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã luôn chú trọng xây dựng môi trường vật chất môi trường xã hội.
*Môi trường vật chất: đầu tu mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, trong lớp giáo viên thiết kế các góc mở trong lớp với những hình ảnh đẹp sinh động an toàn trẻ khi chơi tự tháo và lắp dễ dàng, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi qua đó góp phần phát triển trí tuệ. đồng thời mối quan hệ xã hội được phát triển mạnh mẽ như những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đúng mực, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý các tình hưống trong cuộc sống của trẻ ngày một tốt hơn. Trong quá trình hoạt động, tình cảm giữa cô và trẻ càng gắn bó, gần gũi, yêu thương và tôn trọng. ngoài trời xây dựng góc chợ quê ở cầu thang cho trẻ được trải nghiệm mua bán hàng hóa, làng nghề trẻ trải nghiệm làm bánh gai, cùng chén nước trà xanh góp phần tạo nên sự phong phú cho chợ quê. Những con cua con ốc, mớ rau, hoa quả vườn nhà thật giản dị, mộc mạc nhưng mang đậm truyền thống quê hương…
Hình ảnh trẻ trải nghiệm ở góc làng quê.
     Góc thiên nhiên, vườn rau của bé trẻ được trải nghiệm hàng ngày như chăm sóc, vệ sinh cây; thực hành sới đất, gieo hạt (trồng cây), chăm sóc cây….qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển của cây…
Hình ảnh góc thiên nhiên của các nhóm lớp.
      Ngoài ra nhà trường quan tâm, chú trọng xây dựng khu vui chơi phát triển thể chất, với khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi tạo nên nhiều khu vực cho trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như Cầu treo, bước chân khéo léo, chơi hạt muồng, chơi bóng nảy, bật sâu, bật xa, ném bóng....trẻ được tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin...
* Môi trường xã hội: nhà trường và giáo viên xây dựng môi trường gần gũi thân thiện với trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường và các lớp, tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện giao tiếp với cô giáo bạn bè và mọi người. trò chuyện với trẻ vào giờ đón trẻ, trong các hoạt động ở mọi nơi mọi lúc…
* Xây dựng kế hoạch giáo dục: Bước vào năm học tổ trưởng chuyên môn và giáo viên lên kế hoạch năm, tháng, tuần và tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt theo đúng theo kế hoạch.
* Đổi mới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ:
    Qua thực hiện chuyên đề giáo viên đã có nhiều đổi mới sáng tạo về phương pháp tổ chức cho trẻ các hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ, qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa hứng thú trong các hoạt động.
* Đánh giá sự phát triển của trẻ:
     Qua khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ học kỳ, cả năm học nhìn chung trẻ đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét cụ thể: 90% trẻ đến trường có kỷ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè.
     Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tửởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.
*Công tác tuyên truyền:
      Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một số những hoạt động tổ chức nhằm kích thích trẻ chủ động tham gia, các biện pháp chăm sóc giáo dục mà phụ huynh có thể kết hợp khi trẻ ở nhà.
     Huy động các nguồn lực của các ban ngành đoàn thể, phụ huynh tập trung hỗ trợ về kinh phí về nguyên vật liệu để xây dựng môi trường hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Phối hợp với phụ huynh tổng kết nội chuyên đề "Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm"

      Tích cực tham mưu với cá chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng…
     Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ mời đại diện Chính quyền địa phương, cùng toàn thể phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”,“Vui tết trung thu”, “Ngày hội mùa xuân” “Lễ chia tay trẻ 5 tuổi lên lớp 1”
Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động hội lễ.
 
8. Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề:
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1.Kết quả nổi bật:
     Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyên đề kịp thời có hiệu quả.
    Địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các phòng học phòng chức năng khang trang đạt theo quy định của Bộ giáo Dục Đào Tạo.
    Giáo viên có năng lực về chuyên môn, năng động sáng tạo, biết xây dựng và thiết kế các góc mở trong lớp đẹp, an toàn trẻ thường xuyên được khám phá trải nghiệm, phương pháp lên lớp tổ chức cho trẻ các hoạt động có nhiều đổi mới thu hút được sự hứng thú học tập vui chơi của trẻ.
Môi trường trong và ngoài lớp xanh sạch đẹp có khu vui chơi cho trẻ phát triển vận động, chợ quê làng nghề quê bé, góc khám phá khoa học trẻ thường xuyên được trải nghiệm.
2. Khó khăn hạn chế:
    Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên công tác phối kết hợp với phụ huynh trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ gặp khó khăn.
III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG:
    Hàng năm Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời thực hiện đạt kết quả cao chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Trên đây là báo cáo kết quả 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” của trường mầm non Keo Lôm đã triển khai thực hiện./.
                                                                         
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Lò Thị Thêm

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay473
  • Tháng hiện tại12,144
  • Tổng lượt truy cập544,361
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính