XUÂN VỀ TRÊN BẢN MÔNG – LỄ HỘI NÉM PAO
- Thứ hai - 22/01/2024 10:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng với nhiều mỹ tục truyền thống trong nghi lễ, sinh hoạt thì đời sống tinh thần của người Mông trong dịp tết cũng vô cùng phong phú và đặc sắc, với các trò chơi dân gian như ném pao, đánh én, ném còn, đẩy gậy, kéo co...Trong đó, ném pao là một nét đẹp đã được cộng đồng người Mông lưu giữ qua nhiều thế hệ. Trò chơi này không chỉ mang lại niềm vui, mà quả pao còn được xem là một minh chứng cho hạnh phúc tình yêu đôi lứa gửi gắm biết bao ước vọng trong mùa xuân mới.
Bản Huổi Múa B, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông những ngày cuối năm. Dưới tán đào đang bung nở sắc hồng, không khí tết đã tràn ngập khắp nơi, dưới mỗi nếp nhà. Những người đàn ông đã cho nông cụ nghỉ ngơi, trong lúc những phụ nữ Mông đang mải miết khâu những đường chỉ cuối cùng cho bộ váy mới. Và điều đặc biệt nhất là ở bản Mông này, ai cũng tự chuẩn bị cho mình những quả pao đầy màu sắc.
Ném pao thường được người Mông chơi vào các dịp lễ hội đầu xuân. Để tham gia trò chơi, người chơi được phân chia làm 2 đội, 1 bên nam và một bên nữ đứng cách nhau từ 3 - 5 m. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đội thắng quy định. Khi ném pao cũng là lúc đôi trai gái cùng trao nhau ánh mắt, nụ cười. Họ chơi ném pao để trao nhau tình cảm, sau cuộc chơi nếu thấy ưng ý thì người con trai sẽ giữ lại quả pao của cô gái để tìm đến nhà bày tỏ tình cảm, tiến tới kết duyên đôi lứa. Chị Vàng Thị Pà, bản Huổi Múa B, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông chia sẻ: "Cũng như se lanh, nhuộm vải, thêu thùa may vá, người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành cũng phải biết làm quả pao để chơi ngày hội. Trò chơi ném pao thì có từ lâu lắm rồi, chỉ biết từ ngày xa xưa ông bà đã chơi thì sau này tôi lớn lên đi hội cũng học chơi. Ngày trước, tôi quen chồng tôi bây giờ cũng từ hội xuân ở xã. Hai đứa cùng gặp nhau ở lễ hội, cùng chơi ném pao đem lòng thương yêu nhau thì nên vợ, nên chồng".
Huổi Múa B là địa bàn cư trú chính của dân tộc Mông. Trong những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển các làng nghề truyền thống như: Thêu thổ cẩm, dệt vải …thì việc đưa các trò chơi dân gian truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc vào các lễ hội đầu xuân cũng được địa phương này chú trọng thực hiện. Qua đó, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong ngày hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và sự tham gia của các chàng trai, cô gái từ các bản lân cận đến góp vui.
Hiện nay, khi đời sống đang ngày càng phát triển, các nền văn hóa đang có sự giao thoa mạnh mẽ thì việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa nói chung, trò chơi truyền thống của người Mông nói riêng là rất cần thiết. Bởi vậy, trong nhiều năm trở lại đây, các trường học trên địa bàn cũng đã quan tâm đến việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua các mô hình học tập ngoài giờ lên lớp. Những hoạt động này đồng thời cũng giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Cùng với trò chơi ném pao, đến nay đồng bào Mông ở huyện Điện Biên Đông còn lưu giữ được nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh én, tu lu, đẩy gậy,...thông qua các trò chơi này không chỉ thể hiện sức mạnh, bản lĩnh của người đàn ông, sự khéo léo, nhanh nhẹn của người phụ nữ Mông mà còn gửi gắm biết bao ước nguyện, khát vọng trong mùa xuân mới - một mùa xuân ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
Ném pao thường được người Mông chơi vào các dịp lễ hội đầu xuân. Để tham gia trò chơi, người chơi được phân chia làm 2 đội, 1 bên nam và một bên nữ đứng cách nhau từ 3 - 5 m. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đội thắng quy định. Khi ném pao cũng là lúc đôi trai gái cùng trao nhau ánh mắt, nụ cười. Họ chơi ném pao để trao nhau tình cảm, sau cuộc chơi nếu thấy ưng ý thì người con trai sẽ giữ lại quả pao của cô gái để tìm đến nhà bày tỏ tình cảm, tiến tới kết duyên đôi lứa. Chị Vàng Thị Pà, bản Huổi Múa B, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông chia sẻ: "Cũng như se lanh, nhuộm vải, thêu thùa may vá, người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành cũng phải biết làm quả pao để chơi ngày hội. Trò chơi ném pao thì có từ lâu lắm rồi, chỉ biết từ ngày xa xưa ông bà đã chơi thì sau này tôi lớn lên đi hội cũng học chơi. Ngày trước, tôi quen chồng tôi bây giờ cũng từ hội xuân ở xã. Hai đứa cùng gặp nhau ở lễ hội, cùng chơi ném pao đem lòng thương yêu nhau thì nên vợ, nên chồng".
Huổi Múa B là địa bàn cư trú chính của dân tộc Mông. Trong những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển các làng nghề truyền thống như: Thêu thổ cẩm, dệt vải …thì việc đưa các trò chơi dân gian truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc vào các lễ hội đầu xuân cũng được địa phương này chú trọng thực hiện. Qua đó, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong ngày hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và sự tham gia của các chàng trai, cô gái từ các bản lân cận đến góp vui.
Hiện nay, khi đời sống đang ngày càng phát triển, các nền văn hóa đang có sự giao thoa mạnh mẽ thì việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa nói chung, trò chơi truyền thống của người Mông nói riêng là rất cần thiết. Bởi vậy, trong nhiều năm trở lại đây, các trường học trên địa bàn cũng đã quan tâm đến việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua các mô hình học tập ngoài giờ lên lớp. Những hoạt động này đồng thời cũng giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Cùng với trò chơi ném pao, đến nay đồng bào Mông ở huyện Điện Biên Đông còn lưu giữ được nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh én, tu lu, đẩy gậy,...thông qua các trò chơi này không chỉ thể hiện sức mạnh, bản lĩnh của người đàn ông, sự khéo léo, nhanh nhẹn của người phụ nữ Mông mà còn gửi gắm biết bao ước nguyện, khát vọng trong mùa xuân mới - một mùa xuân ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.