TIẾT TRUYỆN CỦA BÉ
- Thứ hai - 22/11/2021 10:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được.
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật. Hiểu được điều đó bản thân tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại lớp Mẫu giáo ghép Huổi Múa A, trong đó có phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện.
Thông qua hoạt động kể chuyện cho các bé tại lớp Mẫu giáo ghép Huổi Múa A tôi dùng ngôn ngữ của mình để kể lại nội dung tác phẩm “Cậu bé mũi dài”, có thể thêm hoặc bớt một số chi tiết nhỏ hoặc một số từ ngữ mà không làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến việc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của câu chuyện để trẻ có thể hiểu được, đồng thời sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, sử dụng các tranh ảnh sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ và dùng các câu hỏi để gợi mở về nội dung, ý nghĩa, nhân vật trong câu chuyện, thông qua các câu hỏi này sẽ giúp trẻ phát triển về tư duy, trí nhớ. Việc trả lời câu hỏi giúp trẻ phát triển về khả năng diễn đạt, nói lên suy nghĩ của mình, phát triển vốn từ cho trẻ.
Tùy thuộc vào nội dung của các câu chuyện và hình thức tổ chức mà giáo viên chuẩn bị cho phù hợp. Cũng có thể phương tiện của hoạt động đó chỉ là ngôn ngữ lời kể và cử chỉ điệu bộ, hình thể nhưng vẫn đảm bảo toát lên được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Khi lựa chọn sách truyện cho trẻ mầm non cần chọn những câu chuyện mà trẻ có khả năng hiểu được, chuyện có liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học. Các nhân vật trong chuyện phải sinh đông, thân thiện, gần gũi với trẻ, nội dung chuyện mang tính giáo dục trẻ yêu cái hay, yêu cái thiện, Biết bảo vệ và giữ gìn các bộ phận trên cơ thể…Đặc biệt hơn là trẻ thích tranh minh họa bởi nó mang đến sức sống cho câu chuyện. Các bức tranh làm tăng sự hấp dẫn và chú ý nghe của trẻ trong giờ học.
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật. Hiểu được điều đó bản thân tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại lớp Mẫu giáo ghép Huổi Múa A, trong đó có phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện.
Thông qua hoạt động kể chuyện cho các bé tại lớp Mẫu giáo ghép Huổi Múa A tôi dùng ngôn ngữ của mình để kể lại nội dung tác phẩm “Cậu bé mũi dài”, có thể thêm hoặc bớt một số chi tiết nhỏ hoặc một số từ ngữ mà không làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến việc hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của câu chuyện để trẻ có thể hiểu được, đồng thời sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, sử dụng các tranh ảnh sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ và dùng các câu hỏi để gợi mở về nội dung, ý nghĩa, nhân vật trong câu chuyện, thông qua các câu hỏi này sẽ giúp trẻ phát triển về tư duy, trí nhớ. Việc trả lời câu hỏi giúp trẻ phát triển về khả năng diễn đạt, nói lên suy nghĩ của mình, phát triển vốn từ cho trẻ.
Tùy thuộc vào nội dung của các câu chuyện và hình thức tổ chức mà giáo viên chuẩn bị cho phù hợp. Cũng có thể phương tiện của hoạt động đó chỉ là ngôn ngữ lời kể và cử chỉ điệu bộ, hình thể nhưng vẫn đảm bảo toát lên được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Khi lựa chọn sách truyện cho trẻ mầm non cần chọn những câu chuyện mà trẻ có khả năng hiểu được, chuyện có liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học. Các nhân vật trong chuyện phải sinh đông, thân thiện, gần gũi với trẻ, nội dung chuyện mang tính giáo dục trẻ yêu cái hay, yêu cái thiện, Biết bảo vệ và giữ gìn các bộ phận trên cơ thể…Đặc biệt hơn là trẻ thích tranh minh họa bởi nó mang đến sức sống cho câu chuyện. Các bức tranh làm tăng sự hấp dẫn và chú ý nghe của trẻ trong giờ học.