NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG ĐIỂM TRƯỜG HÁNG LIA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Thứ hai - 19/05/2025 04:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phát triển vận động là một trong những hoạt động giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ và đó là biện pháp tích cực tác động nhiều tới sức khoẻ và tinh thần của trẻ, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản trong hoạt động làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của ngành học là: Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.”. Như vậy một trong những mục tiêu quan t rọng mà giáo dục mầm non cần phải đạt được chính là việc “ Giúp trẻ phát triển về thể chất…” điều này cũng được thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục mầm non của từng lứa tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ đó là tạo cơ hội cho trẻ được vận động một cách tích cực. Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu đã chững minh rằng vận động vô cùng quan trọng trong sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ. Những hoạt động vận động phù hợp sẽ giúp trẻ học các kĩ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ đợi và chia sẻ không gian cho bạn khác…Vận động là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện.
Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non sức khoẻ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội…Để trẻ mầm non có thể phát triển một cách toàn diện thì trước hết phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để giúp trẻ có thể phát triển thể chất một cách tốt nhất, giúp trẻ có được những kĩ năng vận động cơ bản, hình thành ở trẻ những thói quen vận động cần thiết, nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối, hài hoà. Đây là một trong những mục tiêu mà các trường mầm non cần phải nghiên cứu để có kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về thể chất nói riêng và mục tiêu của ngành học nói chung, nhằm tạo những yếu tố tiền đề để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động sao cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động..Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ.
+ Hoạt động chơi:Dạo chơi ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Mèo và chim sẻ”, “Trời nắng, trời mưa”; “Ô tô và chim sẻ’, “bóng tròn to”..

Ảnh 1
Các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữa các bé với nhau.
+ Chơi tại khu vực hoạt động với đồ vật:
Với điều kiện nhóm lớp còn chật hẹp nên tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm nhỏ: “Kéo - đẩy xe”, “ Chi chi chành chành”, “Xây dựng vườn hoa”, “Cho em ăn”

Ảnh 2
Trong năm học chúng tôi đã sắp xếp một góc chơi riêng để cho trẻ tự do vận động và tại góc chơi này chúng tôi chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng phục vụ cho trẻ chơi như: Thú nhún, vòng, hoa và gậy thể dục… Qua đó trẻ được thoải mái vận động theo ý thích của mình
Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là một hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ và không thể thiếu được. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất là một nhiệm vụ quan trọng giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non giúp trẻ hứng thú yêu thích bộ môn phát triển thể chất là con đường đưa trẻ tới phát triển thể chất, là đáp ứng nhu cầu phát triển chính đáng của trẻ nhỏ, hình thành những con người có tố chất, tài năng, nhanh nhẹn, để tham gia vào các hoạt động: Học tập, vui chơi, lao động giúp trẻ phát triển toàn diện là công dân có ích cho xã hội.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của ngành học là: Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.”. Như vậy một trong những mục tiêu quan t rọng mà giáo dục mầm non cần phải đạt được chính là việc “ Giúp trẻ phát triển về thể chất…” điều này cũng được thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục mầm non của từng lứa tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ đó là tạo cơ hội cho trẻ được vận động một cách tích cực. Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu đã chững minh rằng vận động vô cùng quan trọng trong sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ. Những hoạt động vận động phù hợp sẽ giúp trẻ học các kĩ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ đợi và chia sẻ không gian cho bạn khác…Vận động là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện.
Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non sức khoẻ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội…Để trẻ mầm non có thể phát triển một cách toàn diện thì trước hết phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để giúp trẻ có thể phát triển thể chất một cách tốt nhất, giúp trẻ có được những kĩ năng vận động cơ bản, hình thành ở trẻ những thói quen vận động cần thiết, nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối, hài hoà. Đây là một trong những mục tiêu mà các trường mầm non cần phải nghiên cứu để có kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về thể chất nói riêng và mục tiêu của ngành học nói chung, nhằm tạo những yếu tố tiền đề để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động sao cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động..Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ.
+ Hoạt động chơi:Dạo chơi ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Mèo và chim sẻ”, “Trời nắng, trời mưa”; “Ô tô và chim sẻ’, “bóng tròn to”..

Ảnh 1
Các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữa các bé với nhau.
+ Chơi tại khu vực hoạt động với đồ vật:
Với điều kiện nhóm lớp còn chật hẹp nên tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm nhỏ: “Kéo - đẩy xe”, “ Chi chi chành chành”, “Xây dựng vườn hoa”, “Cho em ăn”

Ảnh 2
Trong năm học chúng tôi đã sắp xếp một góc chơi riêng để cho trẻ tự do vận động và tại góc chơi này chúng tôi chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng phục vụ cho trẻ chơi như: Thú nhún, vòng, hoa và gậy thể dục… Qua đó trẻ được thoải mái vận động theo ý thích của mình
Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là một hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ và không thể thiếu được. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất là một nhiệm vụ quan trọng giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non giúp trẻ hứng thú yêu thích bộ môn phát triển thể chất là con đường đưa trẻ tới phát triển thể chất, là đáp ứng nhu cầu phát triển chính đáng của trẻ nhỏ, hình thành những con người có tố chất, tài năng, nhanh nhẹn, để tham gia vào các hoạt động: Học tập, vui chơi, lao động giúp trẻ phát triển toàn diện là công dân có ích cho xã hội.