HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĂN TRƯA CHO TRẺ
- Thứ năm - 18/05/2023 22:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1
Vậy là những ngày hè sôi động cũng đã đến gần, tiếng ve kêu phượng nở, màu tím của hoa bằng lăng cũng đã dần nở rộ, một năm học với bao nỗ lực của cô và trò trường Mầm Non Keo Lôm cũng đạt được những kết quả thật đáng mừng và phấn khởi, hòa chung với khí thế vui tươi ấy, một năm học cũng đã dần được khép lại.
Với hoạt động tổ chức cho trẻ ăn trưa ở trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. Qua mỗi bữa ăn trưa giúp cho trẻ học được cách cư xử, sắp xếp đồ dùng bán trú và có những nền nếp ngăn nắp và đặc biệt là được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Việc chính phủ ban hành một nghị định mới chính sách hỗ trợ bữa trưa cho trẻ em mầm non đã được nâng mức hỗ trợ tăng lên là sự vui mừng và thật có ý nghĩa thiết thực đối với các cháu học sinh vùng khó khăn nói chung, đối với các cháu mầm non nói riêng. Thực hiện chính sách đó trường tôi cũng đã thực hiện triển khai nấu ăn cho các cháu tại Trường Mầm non Keo lôm nói chung và tại điểm bản Huổi Múa A của tôi nói riêng.
Bữa trưa được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng được xem là “chiếc chìa khoá vàng” cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi.
Bên cạnh đó, thực đơn cũng được nhà trường xây dựng bài bản, đảm bảo đáp ứng 2 yếu tố quan trọng đó là ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: bột đường, đạm, béo,vitamin và khoáng chất. Một ngày ăn 2 bữa, 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
* Cô dạy trẻ có thói quen nền nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, ăn xong lau miệng lau tay, không nhặt thức ăn rơi để ăn.
Trẻ biết cùng cô chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, gọn gàng. Không để thức ăn rơi ra nhà. Ăn xong phải biết cất ghế, lau bàn dọn dẹp nhẹ nhàng cùng cô.
Biết “ Chào, mời” khi ăn, biết ngồi ăn ngay ngắn, không cho chân lên bàn và cô giới thiệu tên món ăn trẻ sắp ăn.
Dạy trẻ cách ăn uống từ tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và chơi đùa khi ăn.
* Cô dạy trẻ cần ăn no, ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Trong giờ trẻ ăn cô động viên, niềm nở, vui vẻ, chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng động viên trẻ tự nguyện ăn, để bữa ăn đem lại sức khỏe, vừa đem lại niềm vui và hứng thú. Quan tâm đặc biệt đối với trẻ ăn yếu, ăn chậm, đảm bảo cho trẻ ăn no, không bỏ thừa khẩu phần.
Trẻ phải biết ăn đủ chất để có đủ sức hoạt động, chóng lớn thông minh, học giỏi và chống lại bệnh tật. Ăn uống không đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng, ốm yếu, học kém. Vì vậy muốn khỏe mạnh, chóng lớn, thông minh, cần phải ăn đủ ăn đều, chăm chỉ đi học.
Với hoạt động tổ chức cho trẻ ăn trưa ở trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. Qua mỗi bữa ăn trưa giúp cho trẻ học được cách cư xử, sắp xếp đồ dùng bán trú và có những nền nếp ngăn nắp và đặc biệt là được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Việc chính phủ ban hành một nghị định mới chính sách hỗ trợ bữa trưa cho trẻ em mầm non đã được nâng mức hỗ trợ tăng lên là sự vui mừng và thật có ý nghĩa thiết thực đối với các cháu học sinh vùng khó khăn nói chung, đối với các cháu mầm non nói riêng. Thực hiện chính sách đó trường tôi cũng đã thực hiện triển khai nấu ăn cho các cháu tại Trường Mầm non Keo lôm nói chung và tại điểm bản Huổi Múa A của tôi nói riêng.
Bữa trưa được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng được xem là “chiếc chìa khoá vàng” cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi.
Bên cạnh đó, thực đơn cũng được nhà trường xây dựng bài bản, đảm bảo đáp ứng 2 yếu tố quan trọng đó là ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: bột đường, đạm, béo,vitamin và khoáng chất. Một ngày ăn 2 bữa, 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
* Cô dạy trẻ có thói quen nền nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, ăn xong lau miệng lau tay, không nhặt thức ăn rơi để ăn.
Trẻ biết cùng cô chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, gọn gàng. Không để thức ăn rơi ra nhà. Ăn xong phải biết cất ghế, lau bàn dọn dẹp nhẹ nhàng cùng cô.
Biết “ Chào, mời” khi ăn, biết ngồi ăn ngay ngắn, không cho chân lên bàn và cô giới thiệu tên món ăn trẻ sắp ăn.
Dạy trẻ cách ăn uống từ tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và chơi đùa khi ăn.
* Cô dạy trẻ cần ăn no, ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Trong giờ trẻ ăn cô động viên, niềm nở, vui vẻ, chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng động viên trẻ tự nguyện ăn, để bữa ăn đem lại sức khỏe, vừa đem lại niềm vui và hứng thú. Quan tâm đặc biệt đối với trẻ ăn yếu, ăn chậm, đảm bảo cho trẻ ăn no, không bỏ thừa khẩu phần.
Trẻ phải biết ăn đủ chất để có đủ sức hoạt động, chóng lớn thông minh, học giỏi và chống lại bệnh tật. Ăn uống không đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng, ốm yếu, học kém. Vì vậy muốn khỏe mạnh, chóng lớn, thông minh, cần phải ăn đủ ăn đều, chăm chỉ đi học.