HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
- Thứ hai - 24/03/2025 09:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Là giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy việc cho trẻ thực hành khám phá, trải nghiệm với môi trường xung quanh là rất quan trọng cho việc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ.
Chính vì vậy giáo viên cần chú ý đặc biệt đến cách tổ chức hoạt động cho trẻ mang tính tự sáng tạo, tự khám phá, trải nghiệm để hiểu và đánh giá đúng về trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng/nhóm lớp. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành trang trí môi trường lớp học có đầy đủ các góc chơi.

Hình ảnh 1: Trang trí các góc trong lớp
Khu vực chơi với cát, sỏi, nước và các vật liệu thiên nhiên: Bố trí các hố cát, chậu nước để trẻ trải nghiệm chơi các trò chơi: chơi với nước; các vật liệu như xẻng, chai lọ, hộp, ô tô tải để xây lâu đài bằng cát, đào xới, vẽ ngón tay trên cát, in dấu, tạo sản phẩm bằng khuôn và được làm các thí nghiệm với cát, sỏi, nước…

Hình ảnh 2: Hình ảnh góc chơi với cát nước
Góc thiên nhiên của bé: Bố trí các khay cho trẻ chơi gieo hạt, các dụng cụ chăm sóc cây để trẻ làm thí nghiệm quan sát sự nảy mầm của cây, cây cần gì để sống và phát triển…

Hình ảnh 3: Góc thiên nhiên
Cho trẻ làm thí nghiệm vật nổi, vật chìm.

Hình ảnh 4: Cho trẻ làm thí nghiệm
Qua các hoạt động trải nghiệm ở trường giúp giáo viên nắm chắc các phương pháp, khả năng nhận thức của trẻ. Nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các phương pháp hữu hiệu vào việc giúp trẻ hứng thú với hoạt động khám phá, trải nghiệm. Tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích đến lớp, yêu cô giáo và bạn bè. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn.
Chính vì vậy giáo viên cần chú ý đặc biệt đến cách tổ chức hoạt động cho trẻ mang tính tự sáng tạo, tự khám phá, trải nghiệm để hiểu và đánh giá đúng về trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng/nhóm lớp. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành trang trí môi trường lớp học có đầy đủ các góc chơi.

Hình ảnh 1: Trang trí các góc trong lớp
Khu vực chơi với cát, sỏi, nước và các vật liệu thiên nhiên: Bố trí các hố cát, chậu nước để trẻ trải nghiệm chơi các trò chơi: chơi với nước; các vật liệu như xẻng, chai lọ, hộp, ô tô tải để xây lâu đài bằng cát, đào xới, vẽ ngón tay trên cát, in dấu, tạo sản phẩm bằng khuôn và được làm các thí nghiệm với cát, sỏi, nước…

Hình ảnh 2: Hình ảnh góc chơi với cát nước
Góc thiên nhiên của bé: Bố trí các khay cho trẻ chơi gieo hạt, các dụng cụ chăm sóc cây để trẻ làm thí nghiệm quan sát sự nảy mầm của cây, cây cần gì để sống và phát triển…

Hình ảnh 3: Góc thiên nhiên
Cho trẻ làm thí nghiệm vật nổi, vật chìm.

Hình ảnh 4: Cho trẻ làm thí nghiệm
Qua các hoạt động trải nghiệm ở trường giúp giáo viên nắm chắc các phương pháp, khả năng nhận thức của trẻ. Nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các phương pháp hữu hiệu vào việc giúp trẻ hứng thú với hoạt động khám phá, trải nghiệm. Tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích đến lớp, yêu cô giáo và bạn bè. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn.