BÀI THUYẾT TRÌNH THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
- Thứ tư - 23/08/2023 15:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1
Phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt của ngành Giáo dục tỉnh nói chung và của huyện Điện Biên Đông nói riêng luôn được các cấp lãnh đạo trú trọng và quan tâm. Cứ hai năm một lần các thầy, cô giáo của các cấp học lại tập trung tại trung tâm huyện để tham gia dự cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tôi cũng là một giáo viên đã nhiều lần tham dự cuộc thi và đạt giải “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện”. Năm học này tôi cũng muốn đem những tâm huyết và sáng tạo của mình để phục huyện nhà qua bài thuyết trình.
1. Tên biện pháp: Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm
2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày bắt đầu áp dụng biện pháp: Tháng 3/2022
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm (Nêu rõ tên biện pháp, tình trạng và nhược điểm, hạn chế của biện pháp cũ):
Trong quá trình giảng dạy thực tế tại lớp tôi thường nghiên cứu biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm cũng đã đạt hiệu quả khi nghiên cứu
+ Biện pháp 1: Lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu
+ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
* Ưu điểm:
Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn xây dựng kế hoạch hoạt động đa dạng để trẻ sử dụng các đồ dùng sẵn có tại địa phương giúp trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình qua đó giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh tốt hơn khả năng tạo hình của trẻ tốt hơn.
Trẻ được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi sẵn có gần gũi với trẻ qua đó trẻ thích thú khám phá tìm hiểu và thích tạo ra những sản phẩm tạo hình đa dạng từ nguyên liệu tự nhiên, Ít tốn kém chi phí trong thực hiện do việc chuẩn bị lựa chọn nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm
* Hạn chế:
Biện pháp đã không đạt hiệu quả nghiên cứu cao do nội dung biện pháp đã không còn tính mới do việc lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu là việc làm cần phải có khi cho trẻ hiện một hoạt động tạo hình.
5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng được miêu tả để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn luyện thói quen làm việc có mục đích, hơn nữa giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật
Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Việc tham gia hoạt động tạo hình giúp trẻ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình nên tôi mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm”
6. Mục đích của biện pháp:
Cô tổ chức các hoạt động tạo hình, sáng tạo mới mẻ hơn, kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ hào hứng, say mê tham gia cùng cô.
Nguyên vật liệu dễ kiếm, có ngay xung quanh trẻ, gần gũi, thân thiện với trẻ. Không tốn kinh phí, dễ làm và qua các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, trẻ có thể tái hiện lại các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ hàng ngày.
Các nguyên vật liệu sẵn có, trẻ có thể chơi ở mọi lúc mọi nơi, trẻ say mê thỏa sức sáng tạo, trẻ tạo ra được các sản phẩm theo ý thích của trẻ
Trẻ mạnh dạn kể tên các nguyên vật liệu, mạnh dạn nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến
Nội dung Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm.
Tổ chức cho trẻ thực hiện thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện ở hoạt động chơi ngoài trời
Trẻ hứng thú mỗi khi được ra ngoài trời chơi, ngoài việc cho trẻ tắm nắng hít thở không khí trong lành tôi còn cho trẻ tìm kiếm các nguyên vật liệu có sẵn như: Hoa, lá, hột hạt, cát sỏi…để cho trẻ hoạt động trong giờ hoạt động chơi ngoài trời như: chơi với đá, sỏi, cát, chơi với nước, tạo hình con sư tử từ lá cây…Từ đó trẻ hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình mang tính thẩm mĩ.
Hoạt động chơi ngoài trời có ý nghĩa thực tiễn và to lớn trong việc cung cấp các kiến thức kỹ năng về tạo hình cho trẻ, cùng với việc giáo viên biết khai thác hợp lý môi trường, nguyên vật liệu tự nhiên sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú. Với tất cả các nguyên vật liệu có sẵn như: Hoa, lá, hột hạt, cát sỏi…tôi đã đưa ra cho trẻ các phương pháp sáng tạo, để cho trẻ cuốn hút vào các hoạt động tạo hình vì thế hoạt động tạo hình trẻ rất say sưa và hứng thú tham gia và thỏa sức sáng tạo.
Với những vật liệu thiên nhiên qua hoạt động chơi ngoài trời đem đến cho trẻ những cảm xúc, những ý tưởng mới lạ. Đây không chỉ là các vật liệu phong phú mà nó còn giúp cho trẻ có một tình yêu thiên nhiên và bản làng của mình.
Ngoài ra với những nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương nơi tôi công tác với sự phối hợp giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã tạo ra các sản phẩm gần gũi, quen thuộc và trong các hoạt động tạo hình cô có thể cho trẻ dùng màu nước để tô màu cho sản phẩm đó, hoặc vẽ thêm họa tiết.
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện ở hoạt động góc.
Trong giờ hoạt động góc tôi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở xung quanh để đưa vào hoạt động như: Các khối gỗ, hòn đá để thay thế viên gạch nhựa để chơi ở góc xây dựng. Dùng hột, hạt xếp thành hình bông hoa, và làm các con vật.
1. Tên biện pháp: Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm
2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày bắt đầu áp dụng biện pháp: Tháng 3/2022
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm (Nêu rõ tên biện pháp, tình trạng và nhược điểm, hạn chế của biện pháp cũ):
Trong quá trình giảng dạy thực tế tại lớp tôi thường nghiên cứu biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm cũng đã đạt hiệu quả khi nghiên cứu
+ Biện pháp 1: Lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu
+ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
* Ưu điểm:
Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn xây dựng kế hoạch hoạt động đa dạng để trẻ sử dụng các đồ dùng sẵn có tại địa phương giúp trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình qua đó giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh tốt hơn khả năng tạo hình của trẻ tốt hơn.
Trẻ được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi sẵn có gần gũi với trẻ qua đó trẻ thích thú khám phá tìm hiểu và thích tạo ra những sản phẩm tạo hình đa dạng từ nguyên liệu tự nhiên, Ít tốn kém chi phí trong thực hiện do việc chuẩn bị lựa chọn nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm
* Hạn chế:
Biện pháp đã không đạt hiệu quả nghiên cứu cao do nội dung biện pháp đã không còn tính mới do việc lựa chọn và chuẩn bị nguyên vật liệu là việc làm cần phải có khi cho trẻ hiện một hoạt động tạo hình.
5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng được miêu tả để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn luyện thói quen làm việc có mục đích, hơn nữa giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật
Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Việc tham gia hoạt động tạo hình giúp trẻ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình nên tôi mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm”
6. Mục đích của biện pháp:
Cô tổ chức các hoạt động tạo hình, sáng tạo mới mẻ hơn, kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ hào hứng, say mê tham gia cùng cô.
Nguyên vật liệu dễ kiếm, có ngay xung quanh trẻ, gần gũi, thân thiện với trẻ. Không tốn kinh phí, dễ làm và qua các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, trẻ có thể tái hiện lại các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ hàng ngày.
Các nguyên vật liệu sẵn có, trẻ có thể chơi ở mọi lúc mọi nơi, trẻ say mê thỏa sức sáng tạo, trẻ tạo ra được các sản phẩm theo ý thích của trẻ
Trẻ mạnh dạn kể tên các nguyên vật liệu, mạnh dạn nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến
Nội dung Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao sự hứng thú trong hoạt động tạo hình tại lớp MGG 3-4 tuổi Trung tâm Trường Mầm non Keo Lôm.
Tổ chức cho trẻ thực hiện thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện ở hoạt động chơi ngoài trời
Trẻ hứng thú mỗi khi được ra ngoài trời chơi, ngoài việc cho trẻ tắm nắng hít thở không khí trong lành tôi còn cho trẻ tìm kiếm các nguyên vật liệu có sẵn như: Hoa, lá, hột hạt, cát sỏi…để cho trẻ hoạt động trong giờ hoạt động chơi ngoài trời như: chơi với đá, sỏi, cát, chơi với nước, tạo hình con sư tử từ lá cây…Từ đó trẻ hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình mang tính thẩm mĩ.
Hoạt động chơi ngoài trời có ý nghĩa thực tiễn và to lớn trong việc cung cấp các kiến thức kỹ năng về tạo hình cho trẻ, cùng với việc giáo viên biết khai thác hợp lý môi trường, nguyên vật liệu tự nhiên sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú. Với tất cả các nguyên vật liệu có sẵn như: Hoa, lá, hột hạt, cát sỏi…tôi đã đưa ra cho trẻ các phương pháp sáng tạo, để cho trẻ cuốn hút vào các hoạt động tạo hình vì thế hoạt động tạo hình trẻ rất say sưa và hứng thú tham gia và thỏa sức sáng tạo.
Với những vật liệu thiên nhiên qua hoạt động chơi ngoài trời đem đến cho trẻ những cảm xúc, những ý tưởng mới lạ. Đây không chỉ là các vật liệu phong phú mà nó còn giúp cho trẻ có một tình yêu thiên nhiên và bản làng của mình.
Ngoài ra với những nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương nơi tôi công tác với sự phối hợp giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã tạo ra các sản phẩm gần gũi, quen thuộc và trong các hoạt động tạo hình cô có thể cho trẻ dùng màu nước để tô màu cho sản phẩm đó, hoặc vẽ thêm họa tiết.
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện ở hoạt động góc.
Trong giờ hoạt động góc tôi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở xung quanh để đưa vào hoạt động như: Các khối gỗ, hòn đá để thay thế viên gạch nhựa để chơi ở góc xây dựng. Dùng hột, hạt xếp thành hình bông hoa, và làm các con vật.
Bên cạnh đó tôi rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu đa dạng, phong phú khi trẻ hoạt động tại góc chơi nghệ thuật. Ở góc chơi này, trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm thành những bức tranh, đồ dùng cho trẻ hoạt động tại các góc chơi cho trẻ ngắm nhìn và cảm nhận được sự gần gũi thân thương và trẻ mong muốn được trải nghiệm và sử dụng các đồ dùng đó.
Trẻ biết sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương từ thiên nhiên vô cùng hữu ích qua sự giúp đỡ của cô giáo cùng với trí tưởng tượng phong phú của trẻ đã sử dụng các nguyên vật liệu đó một cách sáng tạo, tạo nên những sản phẩm tạo hình đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ.
Sau khi biện pháp được áp dụng tôi đã có nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm với các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Thông qua các hoạt động tôi nhận thấy trẻ hứng thú và không còn nhút nhát bị động trong các hoạt động tạo hình mà cô mang đến, trẻ có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về guyên vật liệu thiên nhiên nói riêng và thế giới tự nhiên xung quanh trẻ nói chung. Đặc biệt trẻ rất hứng thú khám phá, tò mò và có khả năng sáng tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương từ thiên nhiên.
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp:
Nội dung khảo sát |
Tổng số trẻ | Trước khi áp dụng | Sau khi áp dụng | Tăng |
||
Hứng thú | Chưa hứng thú | Hứng thú | Chưa hứng thú | |||
Hứng thú tham gia hoạt dộng tạo hình với các nguyên vật liệu sẵn có | 7/22=32% | 15/22=68% | 14/22=64% | 8/22=36% | 32% |
Biện pháp này được lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi lớp mẫu giáo ghép 3-4 tuổi Trung Tâm ngoài ra còn có thể nhân rộng đối với các lớp mẫu giáo khác trong trường mầm non Keo Lôm và trên địa bàn huyện Điện Biên Đông bởi vì biện pháp dễ áp dụng và dêc thực hiện, không mất chi phí thực hiện.
7.3. Thuyết minh về lợi ích của biện pháp (Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến lợi ích có thể thu được do áp dụng biện pháp trong đơn vị nơi công tác (kể cả áp dụng thử):
* Hiệu quả xã hội:
Nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ tổ chức thành công các hoạt động tạo hình, tăng cường đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động giáo dục tại nhà trường một cách rõ nét và đồng bộ. Phụ huynh ngày càng tin tưởng, ủng hộ.
Thông qua môi trường trẻ hứng thú đến trường đến lớp, mạnh dạn trong các hoạt động hàng ngày.
Trẻ đã có sự sáng tạo trong các hoạt động tạo hình, trẻ có ý tưởng và tạo được các bức tranh treo ý thích của trẻ.
Trẻ có thói quen học tập có mục đích, có hành vi ứng sử văn hóa, tham gia các hoạt động học tập sôi nổi, hệ thống kiến thức trong chương trình được cụ thể hóa, trẻ tiếp thu một cách có hệ thống, khoa học. Chất lượng tạo hình lớp tôi sau khi áp dụng biện pháp được nâng lên rõ rệt.
Giáo viên có nhiều đổi mới sáng tạo các nội dung tạo hình, nghiên cứu ra nhiều hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình hay, sinh động hấp dẫn.
Tạo được môi trường hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, môi trường có nhiều đồ chơi do cô và trẻ tự làm, được trang trí bằng nhiều sản phẩm của trẻ.
Nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình với sự phát triển của trẻ. Phụ huynh phối hợp với giáo viên để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tạo hình tại nhà với các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có
* Hiệu quả kinh tế:
Biện pháp áp dụng đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn kém về kinh phí khi thực hiện do cô giáo đã tuyên tuyền vận động phụ bhuynh đóng góp nguyên vật liệu sẵn có gần gũi để cho trẻ hoạt động.
Các biện pháp đã mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích sự hứng thú trong hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua hoạt động học, chơi ngoài trời, hoạt động góc. Không mất nhiều chi phí cho đồ dùng vào các hoạt động, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đáp ứng được mục tiêu chăm sóc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Thu hút được quan tâm của các ban nghành, đoàn thể, tổ chức và cha mẹ học sinh tham gia sưu tầm các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ toàn diện.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép và vi phạm bản quyền./.