Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Thứ ba - 22/10/2024 08:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.
Đến với cuộc thi xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm chú trọng xây dựng các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá. Cụ thể với điều kiện về diện tích của nhà trường chúng tôi thiết kế các khu vui chơi:
- Vườn cổ tích;
- Cửa hàng rau quả.
- Góc thiên nhiên.
- Góc chơi với cát và nước.
- Góc thư viện.
- Khu khám phá khoa học
- khám phá xã hội
- Khu vực sân chơi tập thể dục
- Khu phát triển thể chất;
- Vườn hoa
- Vườn cây
- Vườn rau
- Đến với vườn cổ tích các bé được gặp cô Tấm, chàng Thạch Sanh, nàng Bạch Tuyết và bẩy chú lùn…Các nhân vật được tái hiện sống động, giúp trẻ thêm yêu thế giới cổ tích.
Đến với cuộc thi xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm chú trọng xây dựng các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá. Cụ thể với điều kiện về diện tích của nhà trường chúng tôi thiết kế các khu vui chơi:
- Vườn cổ tích;
- Cửa hàng rau quả.
- Góc thiên nhiên.
- Góc chơi với cát và nước.
- Góc thư viện.
- Khu khám phá khoa học
- khám phá xã hội
- Khu vực sân chơi tập thể dục
- Khu phát triển thể chất;
- Vườn hoa
- Vườn cây
- Vườn rau
- Đến với vườn cổ tích các bé được gặp cô Tấm, chàng Thạch Sanh, nàng Bạch Tuyết và bẩy chú lùn…Các nhân vật được tái hiện sống động, giúp trẻ thêm yêu thế giới cổ tích.
Vườn cổ tích
Đối với mỗi người Việt Nam. Chợ quê là bức tranh thu nhỏ của đời sống nông thôn, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà có lẽ không vùng miền nào ở nước ta không có. Ai cũng có hình ảnh phiên chợ quê trong lòng.
Quà chợ quê rất đơn giản chỉ với bánh lá, bánh gai, kẹo lạc, kẹo vừng, đồ chơi tò he…nhưng chất chứa trong đó là tình cảm đơn sơ giản dị, đầm ấm tình người. Đến với chợ quê trẻ cảm nhận nét bình dị của mỗi miền quê Việt.
Quà chợ quê rất đơn giản chỉ với bánh lá, bánh gai, kẹo lạc, kẹo vừng, đồ chơi tò he…nhưng chất chứa trong đó là tình cảm đơn sơ giản dị, đầm ấm tình người. Đến với chợ quê trẻ cảm nhận nét bình dị của mỗi miền quê Việt.
Các bé vui chơi ở chợ quê.
Cũng là hình thức chợ nhưng của hàng rau quả lại mang sắc thái rất riêng phù hợp với cuộc sống hiện đại và phù hợp với trẻ. Cửa hàng rau quả có rất nhiều các loại rau quả ngon, sạch, đẹp theo mùa được bầy bán tạo cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn, trẻ được biết tên rau quả, giá trị dinh dưỡng, giá cả các loại rau củ quả…ở đây trẻ được chơi thường xuyên nâng cao kỹ năng thực hành cho trẻ.
Cửa hàng rau quả
Góc thiên nhiên ngoài trời gồm có vườn ươm và vườn hoa. Để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cổng vào vườn ươm được thiết kế đẹp gây ấn tượng họa tiết trang trí sinh động, hấp dẫn. Trên tường những lọ hoa xinh xắn mang hình các con vật ngộ nghĩnh thiết kế từ nguyên vật liệu phế thải giúp trẻ bảo vệ môi trường, mang thông điệp “Cây cũng giống như bé, cần chăm sóc yêu thương”.
Vườn ươm và vườn rau
Vườn ươm của bé với những luống rau xanh mát bốn mùa ở đây trẻ sẽ được hòa mình vào thế giới thiên nhiên đầy thú vị. Khu vườn ươm được trang bị các dụng cụ lao động như: ủng, cuốc, xẻng, phù hợp với trẻ.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được thực hành trải nghiệm. cuốc đất; gieo hạt, trồng cây; tưới nước, nhổ cỏ, nhặt lá, bắt sâu…Trồng, chăm sóc và quan sát sự phát triển của cây. Trẻ tự thao tác với các đồ dùng cá nhân: Đi ủng, lấy cuốc, xẻng, bình tưới, cây con,..các bé được tự tay trồng chăm sóc và quan sát cây lớn lên từng ngày.
Các hoạt động trải nghiệm tại vườn ươm và vườn rau giúp trẻ giải trí, thư giãn, cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một các tự nhiên, trẻ thêm yêu hoạt động lao động, yêu thiên nhiên.
Khu vui chơi cát nước, khám phá khoa học tạo cơ hội, đáp ứng nhu cầu cho trẻ khám phá về thế giới tự nhiên cát, sỏi, nước…giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm tính chất của cát, sỏi, nước. Con đường cảm giác dẫn vào khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm cảm giác nhẵn hay sần sùi dưới đôi bàn chân.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được thực hành trải nghiệm. cuốc đất; gieo hạt, trồng cây; tưới nước, nhổ cỏ, nhặt lá, bắt sâu…Trồng, chăm sóc và quan sát sự phát triển của cây. Trẻ tự thao tác với các đồ dùng cá nhân: Đi ủng, lấy cuốc, xẻng, bình tưới, cây con,..các bé được tự tay trồng chăm sóc và quan sát cây lớn lên từng ngày.
Các hoạt động trải nghiệm tại vườn ươm và vườn rau giúp trẻ giải trí, thư giãn, cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một các tự nhiên, trẻ thêm yêu hoạt động lao động, yêu thiên nhiên.
Khu vui chơi cát nước, khám phá khoa học tạo cơ hội, đáp ứng nhu cầu cho trẻ khám phá về thế giới tự nhiên cát, sỏi, nước…giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm tính chất của cát, sỏi, nước. Con đường cảm giác dẫn vào khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm cảm giác nhẵn hay sần sùi dưới đôi bàn chân.
Khu vui chơi khám phá cát, nước
Toàn cảnh khu vui chơi như một đại dương mà trong đó có hình ảnh các loài động vật biển ngộ nghĩnh. Trẻ được tham gia các trò chơi với nước, cát, sỏi sáng tạo theo nhiều cách chơi khác nhau.
Các bé vui chơi khám phá
Góc khám phá khoa học các bé được thực hành nhiều thí nghiệm như: pha mầu nước, một số chất tan trong nước, vật chìm vật nổi. Gieo hạt, tưới nước và quan sát quá trình nảy mầm của cây từ hạt.
Thư viện với hơn 270 đầu sách không chỉ dành cho bé mà còn có rất nhiều sách, tài liệu về nuôi, dạy con theo khoa học để cha mẹ trẻ tham khảo... Đặc biệt, phụ huynh rất nhiệt tình tham gia, ủng hộ truyện và cùng giáo viên xây dựng được góc thư viện trường.
Nhà trường tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động tại thư viện của bé như tổ chức giới thiệu sách kỹ năng sống, kể truyện cho trẻ nghe vào giờ hoạt động chiều, giờ hoạt động ngoài trời, qua giờ đón - trả trẻ và các giờ hoạt động góc; Nhiều phụ huynh cũng nhiệt tình tham gia xem sách, đọc truyện cho trẻ mỗi khi đón con sau giờ học.
Mô hình “thư viện của bé” bước đầu đã mang lại hiệu quả khi đem đến cho trẻ một “khu vườn tri thức” đầy màu sắc, tạo thói quen và khơi dậy niềm đam mê đọc sách, xem sách cho cả cô và trò.
Cùng với việc xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội cũng được nhà trường quan tâm đầu tư. Tạo cho trẻ thực sự khi đến trường luôn vui vẻ, trẻ được vui chơi, học tập trong bầu không khí thân thiện, yêu thương,tôn trọng…giúp trẻ tự tin, năng động, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ với bạn bè , cô giáo,…
Chúng ta vừa đón một cái tết đầm ấm yêu thương và mùa xuân mùa của những lễ hội truyền thống. Nhằm khơi gợi ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, con người. Nhà trường đã xây dựng khu trải nghiệm văn hóa dân tộc với khung cảnh và lễ hội xuân quê hương mà ở đó trẻ cảm nhận được không khí xuân và tình yêu quê hương đất nước. Qua đó giáo dục trẻ tình cảm thẩm mỹ, giáo dục lễ giáo.
Để phục vụ tốt cho chuyên đề phát triển vận động nhà trường có khu vực vui chơi phát triển vận động cho trẻ với các đồ chơi vận động hỗ trợ cho các vận động như đi, chạy, bò trườn, trèo, bật nhẩy, tung ném bắt: thang leo chữ A, chữ thập, cổng chui, ống chui, cầu khỉ, đồ chơi xích đu, tường leo lốp, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cà kheo, ném vòng, ném bóng, boling, đấm bốc, con đường cảm giác, cầu thăng bằng cố định, cầu lốp, đu quay, cầu trượt…
Thư viện với hơn 270 đầu sách không chỉ dành cho bé mà còn có rất nhiều sách, tài liệu về nuôi, dạy con theo khoa học để cha mẹ trẻ tham khảo... Đặc biệt, phụ huynh rất nhiệt tình tham gia, ủng hộ truyện và cùng giáo viên xây dựng được góc thư viện trường.
Nhà trường tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động tại thư viện của bé như tổ chức giới thiệu sách kỹ năng sống, kể truyện cho trẻ nghe vào giờ hoạt động chiều, giờ hoạt động ngoài trời, qua giờ đón - trả trẻ và các giờ hoạt động góc; Nhiều phụ huynh cũng nhiệt tình tham gia xem sách, đọc truyện cho trẻ mỗi khi đón con sau giờ học.
Mô hình “thư viện của bé” bước đầu đã mang lại hiệu quả khi đem đến cho trẻ một “khu vườn tri thức” đầy màu sắc, tạo thói quen và khơi dậy niềm đam mê đọc sách, xem sách cho cả cô và trò.
Cùng với việc xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội cũng được nhà trường quan tâm đầu tư. Tạo cho trẻ thực sự khi đến trường luôn vui vẻ, trẻ được vui chơi, học tập trong bầu không khí thân thiện, yêu thương,tôn trọng…giúp trẻ tự tin, năng động, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ với bạn bè , cô giáo,…
Chúng ta vừa đón một cái tết đầm ấm yêu thương và mùa xuân mùa của những lễ hội truyền thống. Nhằm khơi gợi ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, con người. Nhà trường đã xây dựng khu trải nghiệm văn hóa dân tộc với khung cảnh và lễ hội xuân quê hương mà ở đó trẻ cảm nhận được không khí xuân và tình yêu quê hương đất nước. Qua đó giáo dục trẻ tình cảm thẩm mỹ, giáo dục lễ giáo.
Để phục vụ tốt cho chuyên đề phát triển vận động nhà trường có khu vực vui chơi phát triển vận động cho trẻ với các đồ chơi vận động hỗ trợ cho các vận động như đi, chạy, bò trườn, trèo, bật nhẩy, tung ném bắt: thang leo chữ A, chữ thập, cổng chui, ống chui, cầu khỉ, đồ chơi xích đu, tường leo lốp, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cà kheo, ném vòng, ném bóng, boling, đấm bốc, con đường cảm giác, cầu thăng bằng cố định, cầu lốp, đu quay, cầu trượt…
Khu phát triển vận động
Ngoài ra trẻ còn được tham gia các trò chơi dân gian chuyền chắt, ô ăn quan, cắp cua bỏ giỏ, gồng ghềnh, nhẩy bàn cò, kéo co…những trò chơi mang tính tập thể giúp cho trẻ gần gũi, thân thiện với cô giáo và bạn bè.
Các trò chơi phát triển trí tuệ
Việc xây dựng môi trường vật chất đồ chơi ngoài trời của nhà trường phong phú, đa dạng về đồ chơi, nguyên vật liệu có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau và cung cấp những kiểu học khác nhau cho trẻ đáp ứng được nhu cầu hoạt động đa dạng của trẻ. Trẻ được tự do hơn khi trải nghiệm khám phá, sử dụng các giác quan, hòa mình vào thế giới tự nhiên, có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thô. Nhà trường luôn xác định rõ tầm quan trọng của môi trường ngoài trời vì không có hoạt động giáo dục nào thực hiện trong lớp mà không thể tiến hành ngoài trời, song có rất nhiều hoạt động chúng ta có thể tiến hành ở ngoài trời nhưng lại không thể thực hiện được ở trong lớp.
Các bé trong giờ tập thể dục buổi sáng
Có thể nói để thực sự tạo được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã rất chú trọng đến môi trường vật chất nhà trường và lớp học, bên cạnh đó cũng tạo ra một môi trường xã hội đáp ứng được đầy đủ các yếu tố cho trẻ được tương tác với giáo viên, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Thực hành áp dụng có hiệu quả quan điểm: “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.