Trường Mầm Non Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

https://mnkeolom.pgddienbiendong.edu.vn


Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI TRẺ MẦM NON

Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI TRẺ MẦM NON
     Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh. Vì thế tạo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Bằng trải nghiệm thực tế “học bằng chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ sẽ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của trẻ mà khi học trong môi trường lý thuyết, sách vở rất ít khi có được. Hoạt động thực hành, trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.
     Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm cho trẻ.
1
     Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
    Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
    Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
    Khác với những hoạt động khám phá trước kia chỉ tổ chức trong lớp học, hiện nay những hoạt động lên lớp của giáo viên đã có nhiều thay đổi, linh hoạt và phong phú hơn.  
    Trẻ được học ngay tại sân trường, khám phá những hiện tượng, sự vật có ngay trong khuôn viên của nhà trường, như hoạt động khám phá làm quen với những con số vui nhộn, những chữ cái dể thương, hình ảnh ngộ nghĩnh trên những viên đá cuội, trẻ học được qua chơi, thực hành, quan sát mình làm, bạn làm.
2 3
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Vũ Thị Loan

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây