Trường Mầm Non Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

https://mnkeolom.pgddienbiendong.edu.vn


TẠO MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ

6

6

    Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ, năm học 2022-2023 trường mầm non Keo Lôm đã tích cực xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trong và ngoài lớp nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
    Môi trường lớp học đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học, quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của các nhóm, lớp. Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với tiếng Việt.
ẢNH 1 ẢNH 2
    Ví dụ: Các đồ dùng cá nhân của trẻ, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/dán trong lớp…Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, an toàn và thân thiện, và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Có hệ thống sách tranh, truyện tranh, thẻ chữ cái, các học liệu phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, giáo viên bố trí sắp xếp hợp lý giúp trẻ dễ sử dụng, tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp với nhau nhiều để vốn từ của trẻ được phát triển.Bên cạnh đó tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong  ngày, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch… các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.
    Nhà trường đã xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học như góc thiên nhiên, góc vận động, góc sáng tạo, trải nghiệm cho trẻ, khu vườn cổ tích…Có hệ thống chữ viết, ký hiệu phù hợp ở mọi nơi như tường bao, vườn trường, các góc chơi ngoài trời, có góc thư viện thân thiện, được bố trí phù hợp để trẻ và cha mẹ hoạt động trong khoảng thời gian đón trẻ...tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.
3 4
    Tổ chức các trò chơi dân gian, hát đồng dao, ca dao trong giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi ngoài trời giúp trẻ được tham gia tập thể để tăng cường sự giao lưu, giao tiếp tiếng việt với nhau từ đó tăng khả năng nói tiếng Việt cho trẻ.Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay trong nhà trường và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện pháp tuyêntruyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.
    Giáo viên luôn chăm chú lắng nghe trẻ nói, không hối thúc hay nói thay trẻ. Trò chuyện với trẻ bằng thái độ vui vẻ, nét mặt tươi cười, thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như: trong giờ chơi, giờ ăn, đón trẻ, giờ học…chú ý đến khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ trong các hoạt động.Giáo viên luôn yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi khi được hỏi, nếu trẻ gặp khó khăn, giáo viên nhắc khéo một vài từ gợi mở, tránh nói hết cả câu để trẻ tự trình bày tiếng Việt bằng lời nói của mình, sửa sai khi trẻ phát âm chưa đúng.
    Đồng thời trao đổi với cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ bằng tiếng Việt ở gia đình, sưu tầm những quyển chuyện, sách của học sinh lớp một để trẻ “đọc” hoặc xem tranh, làm quen với chữ viết trong những sách đó.
5
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Bùi Thị Thảo

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây