Trường Mầm Non Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

https://mnkeolom.pgddienbiendong.edu.vn


SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ

1

1

      Trong nhiều năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn trong trường Mầm non Keo Lôm nói chung và trong tổ Nhà trẻ nói riêng, đã được tổ chức thực hiện, duy trì thường xuyên và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
      Sinh hoạt chuyên môn giúp cho giáo viên nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
      Sinh hoạt chuyên môn tổ là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên trong tổ theo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên.
       Sinh hoạt chuyên môn tổ ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến công việc dạy và học để được nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ như: Trẻ  học như thế nào, tâm lí trẻ ra sao, trẻ đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho trẻ không, kết quả học tập của trẻ có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?
      Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và căn cứ vào tình hình thực tế của chuyên môn tổ Nhà trẻ Trường Mầm Non Keo Lôm  do tôi phụ trách. Từ  đầu năm học  đến nay Tổ Nhà trẻ đã tổ chức được nhiều tiết chuyên đề, có sử dụng công nghệ thông tin vào tiết học mang lại được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học cũng còn có những hạn chế nhất định. Từ những kết quả đạt được và hạn chế Tổ Nhà trẻ  rút ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế như sau:
2
Ảnh1
     1. Giải pháp đối với giáo viên:
         Giải pháp1: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập
          Phải hình thành trong trường học nói chung, tổ chuyên môn Nhà trẻ nói riêng  thành văn hóa học tập suốt đời. Giúp mỗi GV phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranh toàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển của tổ.
         Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Tổ chức học tập, sử dụng công nghệ truyền thông, thông tin để mọi GV được trao đổi trực tiếp và biết lắng nghe.
        Phải xây dựng văn hoá của tổ, của nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể để mọi người cùng hướng tới.
        Với bản thân tôi là một người tổ trưởng là cánh tay phải giúp việc cho BGH nhà trường tôi cũng cố gắng làm tốt mọi công việc do nhà trường giao phó, để làm sao đưa tổ của mình ngày càng đi lên và phát triển để có được nhiều giáo viên thi đạt được giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh để đạt được với tỉ lệ cao. Vâng tôi luân nghĩ rằng là tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện… để chị em noi theo.
       Chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường với GV để GV hiểu và cùng đồng hành trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung.
       Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các GV trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục.
Giải pháp 2: Tạo động lực làm việc cho GV
       Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ giáo viên của tổ trong nhà trường, cần xác định và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làm việc cho các thành viên để có thể tạo ra các yếu tố đó phù hợp với điều kiện của tổ. Ở đây đề cập đến một số gợi ý về cách thức tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ GV, để tổ trưởng lựa chọn và thực hiện:
       Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn tổ.
Tạo cơ hội để GV được cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. Giao trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề. Khẳng định thành tích của mỗi GV trong việc thực hiện chuyên đề.
Giải pháp 3: Tăng cường khả năng làm việc trong tổ chuyên môn
        Thành công trong việc sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn chỉ có được khi các thành viên có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định.
        Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ hiệu quả hãy bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Ngoài ra, tổ Nhà trẻ cần thống nhất với nhau về việc sẽ ra quyết định thế nào khi giải quyết vấn đề và xác định các nguyên tắc làm việc của tổ.
        Những buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của tổ Nhà trẻ. Để tạo sự đồng thuận mọi GV của tổ cần thống nhất về việc phải nhằm tới các mục tiêu nào và bàn về các biện pháp thực hiện.
        Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ:  Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ Nhà trẻ.
 Phát huy tốt vai trò của tổ trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường.
       Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ Nhà trẻ luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của mỗi GV trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổi mục tiêu chung.
      Trong hoạt động của một tổ chức, các cá nhân có thể là nguồn phát sinh những ý tưởng sáng tạo nhất, nhưng tổ làm việc vẫn là công cụ tốt nhất của tổ chức để biến các ý tưởng thành hiện thực.
Giải pháp 4: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng
      Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu. Yêu cầu mỗi GV lựa chọn chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung:
      Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo. 
      Tự học, tự nghiên cứu của GV vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học. Chính vì vậy, tổ trưởng có nghiên cứu đề ra những biện pháp để phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ nhằm tạo động lực để GV phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3
 
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Lò Thị Hồng

Nguồn tin: MN Keo Lôm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây